Tối 15/6, tại trận tranh đấu giữa Bồ Đào Nha và Hungary khuôn khổ giải bóng đá Euro 2020, khoảng 67.000 khán giả đã tràn ngập sân Puskas Arena có sức chứa 65.000 người ở Budapest với tiếng hò reo vang dội, từng lớp người ken chặt và hầu hết không ai trong số họ phải đeo khẩu trang (tuy trước khi vào sân, các quy định sát khuẩn, khẩu trang vẫn bắt buộc phải tuân thủ).

Để vào sân, người hâm mộ bóng đá ở Hungary phải xuất trình giấy chứng nhận xác nhận họ đã tiêm vaccine Covid-19 hoặc giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 được thực hiện trong vòng 72 giờ trước đó). Ngoài ra, Hungary là một trong những nước đầu tiên cấp cho người dân “Hộ chiếu vaccine”, một tấm thẻ nhựa với thông tin người sử dụng được mã hoá bằng QR code. 

“Hộ chiếu vaccine” được cung cấp cho tất cả những người đã khỏi bệnh hoặc được tiêm 2 mũi vaccine Covid-19. Thông tin về hộ chiếu vaccine sẽ được lưu trữ tại National eHealth Infrastructure (Cơ sở dữ liệu điện tử sức khoẻ quốc gia) và được trích xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. 

loai-vaccine-tot-nhat-hungagry-7613-1439

Khoảng 67.000 khán giả đã tràn ngập sân Puskas Arena có sức chứa 65.000 người ở Budapest với tiếng hò reo vang dội, người người ken chặt và hầu hết không ai trong số họ phải đeo khẩu trang

 

Nhìn cảnh tượng trong sân vận động, ít người ngờ được chỉ vài tháng trước Hungary đã từng tơi bời vì đại dịch - là một trong những nước có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới vào tháng 3 và 4 năm nay, đe dọa làm sụp đổ cả hệ thống y tế. Tuy nhiên, chỉ 1 tháng sau đó, số lượng ca nhiễm đã giảm dần đều khi nước này triển khai tiêm vaccine đại trà. Hiện đã có gần 80% dân số được tiêm, và hơn 50% đã hoàn thành đủ 2 mũi, đạt tỉ lệ tiêm vaccine thuộc hàng cao nhất Châu Âu.

Trên bình diện toàn cầu, với 9,77 triệu dân, Hungary đang xếp thứ 5 trong bảng thống kê các quốc gia, vùng lãnh thổ có tỷ lệ tiêm chủng đủ 2 mũi vaccine nhiều nhất thế giới, sau Israel, Bahrain, Mông Cổ và Chile. Hai loại vaccine quốc gia này sử dụng là của Sinopharm (Trung Quốc) và Sputnik V (Nga).

ho-chieu-vaccine-hungagry-1624-7140-3277

Hộ chiếu vaccine của một người dân Hungary

 

Hai bối cảnh, một thực tế

Cũng trong ngày 15/6, 11.000 sinh viên không đeo khẩu trang dự lễ tốt nghiệp tại Vũ Hán, hơn 1 năm sau khi thành phố này trở thành tâm chấn của đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên trên thế giới tấn công khiến hơn 4.600 người thiệt mạng.

Các sinh viên trong bộ lễ phục màu xanh đã ngồi tập trung thành những hàng dày đặc, không cần đeo khẩu trang hay chú ý đến giãn cách xã hội, tại sân vận động bên trong Đại học Sư phạm Trung ương Trung Quốc. Hơn 2.200 em trong số này đã không được dự lễ tốt nghiệp năm ngoái do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

loai-vaccine-tot-nhat-vu-han-1-1395-2348

Khoảng 11.000 sinh viên trong bộ lễ phục màu xanh đã ngồi tập trung thành những hàng dày đặc, không cần đeo khẩu trang hay chú ý đến giãn cách xã hội, tại sân vận động bên trong Đại học Sư phạm Trung ương Trung Quốc tại TP. Vũ Hán

Đại dịch lần đầu xuất hiện vào tháng 12/2019 tại Vũ Hán, trung tâm tỉnh Hồ Bắc, khiến thành phố 11 triệu dân này phải “bế quan, tỏa cảng” hơn 2 tháng. Các biện pháp phong tỏa và giãn cách toàn xã hội chỉ được nới lỏng vào tháng 4/2020, mặc dù trường học vẫn được lệnh đóng cửa thêm. Tính đến nay, nước này có 4.636 người tử vong vì Covid-19, chủ yếu tại tâm dịch Vũ Hán trước đây. 

Theo CNN tường thuật hôm 16/6, trong vòng vài ngày tới, Trung Quốc sẽ đạt con số đáng kinh ngạc 1 tỷ liều trong đợt tiêm chủng Covid-19 - một quy mô và tốc độ không có đối thủ nào trên thế giới đạt được.

Tính đến 16/6, Trung Quốc đã quản lý hơn 945 triệu liều - gấp ba lần số lượng được cung cấp ở Hoa Kỳ và gần 40% trong số 2,5 tỷ mũi tiêm trên toàn cầu.

sinh-vien-vu-han-2021-16241174-2516-3852

Một góc buổi lễ tốt nghiệp tại sân vận động bên trong Đại học Sư phạm Trung ương Trung Quốc tại TP. Vũ Hán

Con số này đáng chú ý hơn là do việc triển khai có một khởi đầu chậm chạp, và Trung Quốc chỉ đạt 1 triệu liều tiêm đầu tiên vào ngày 27/3 - sau Mỹ hai tuần. Nhưng tốc độ đã tăng lên đáng kể vào tháng 5, với hơn 500 triệu mũi tiêm trong tháng 5, theo dữ liệu từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc. 

Chỉ riêng vào ngày 15/6, Trung Quốc đã tiêm hơn 20 triệu liều. Với tốc độ đó, Trung Quốc có khả năng vượt quá 1 tỷ liều vào cuối tuần này, và thực tế một số dòng tweet từ Trung Quốc cho thấy họ vừa cán cột mốc này.

Loại nào tốt nhất? 

"Loại vaccine tốt nhất là loại được cung cấp vào ngày bạn đến cuộc hẹn (để tiêm ngừa)" - Andrew Thomas - Giám đốc lâm sàng của Trung tâm Y tế Wexner của Đại học Bang Ohio, Phó chủ tịch cấp cao về Khoa học Y tế tại Đại học Bang Ohio, đã nói vậy hồi tháng 3/2021 trong bối cảnh dân Mỹ vẫn còn đang đắn đo lựa chọn giữa các loại vaccine được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép, bao gồm Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson.

Phát biểu này đã được báo chí trích dẫn như phương châm chuẩn mực khi đó để khích lệ người dân tiêm ngừa.

vaccine-tot-nhat-1624117499-6194-1624118

"Loại vaccine tốt nhất là loại được cung cấp vào ngày bạn đến cuộc hẹn (để tiêm ngừa)" - pháp biểu của Andrew Thomas - Giám đốc lâm sàng của Trung tâm Y tế Wexner của Đại học Bang Ohio, Phó chủ tịch cấp cao về Khoa học Y tế tại Đại học Bang Ohio

Còn theo một bài báo khoa học trên tạp chí The Coversation hôm 16/6, việc xác định loại vaccine nào là “tốt nhất” cũng không đơn giản. Điều đó có nghĩa là loại vaccine bảo vệ bạn khỏi bệnh hiểm nghèo tốt hơn? Loại bảo vệ bạn khỏi bất kỳ biến thể nào đang lưu hành xung quanh? Loại nào cần ít mũi tiêm tăng cường hơn? Loại nào thích hợp cho nhóm tuổi của bạn? 

“Ngay cả khi chúng ta có thể xác định được đâu là “tốt nhất”, thì điều đó không giống như việc bạn được lựa chọn vaccine. Cho đến khi có một bộ vaccine gọi là tốt nhất, đại đa số mọi người trên thế giới sẽ được tiêm bất kỳ loại vaccine nào có sẵn. Điều đó dựa trên dữ liệu lâm sàng có sẵn và khuyến nghị của cơ quan y tế hoặc theo những gì bác sĩ tư vấn nếu bạn có tình trạng bệnh tiềm ẩn.

Vì vậy, câu trả lời thẳng thắn cho loại vaccine Covid nào là “tốt nhất” chỉ đơn giản là loại vaccine nào đang có sẵn cho bạn ngay bây giờ.

loai-vaccine-nao-hieu-qua-nhat-1873-1624

Theo Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) ở Mỹ, thì hiệu quả của các loại vaccine được tiêm chủng trên thực tế đối với các biến thể Alpha (B1117) ở Anh, Beta (B1351) xuất hiện ở Nam Phi, Delta (B1617) ở Ấn Độ và Gamma (P1) có chênh lệch, tuy vậy vaccine Sputnik của Nga và Sinopharm Trung Quốc đều có kết quả thực tế còn tốt hơn cả AstraZeneca

“Bạn có thể nghĩ rằng các thử nghiệm lâm sàng có thể cung cấp một số câu trả lời về loại vaccine nào là “tốt nhất”, đặc biệt là các thử nghiệm qua 3 giai đoạn tiêu chuẩn được sử dụng làm cơ sở phê duyệt của các cơ quan quản lý trên toàn thế giới.”

Những thử nghiệm này, thường ở hàng chục nghìn người, so sánh số trường hợp mắc Covid-19 ở những người được chủng ngừa, so với những người được dùng giả dược. Điều này cho phép đánh giá hiệu quả hoặc mức độ hoạt động của vaccine trong các điều kiện được kiểm soát chặt chẽ của thử nghiệm lâm sàng.

Hiệu quả của các vaccine Covid khác nhau là khác nhau. Ví dụ, từ các thử nghiệm lâm sàng ta biết được rằng vaccine Pfizer báo cáo hiệu quả ngăn ngừa các triệu chứng là 95%, trong khi AstraZeneca có hiệu quả 62-90%, tùy thuộc vào chế độ dùng thuốc.

Nhưng việc so sánh trực tiếp các thử nghiệm giai đoạn 3 rất phức tạp vì chúng diễn ra ở các địa điểm và thời gian khác nhau. Điều này có nghĩa là tỷ lệ lây nhiễm trong cộng đồng, các biện pháp y tế công cộng và sự kết hợp của các biến thể virus khác nhau có thể khác nhau. Những người tham gia thử nghiệm cũng có thể khác nhau về tuổi tác, dân tộc và các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Còn trong thế giới thực thì sao? Cho đến khi chúng ta chờ đợi kết quả của các nghiên cứu đối đầu, chúng ta có thể học được nhiều điều từ cách hoạt động của vaccine trong cộng đồng nói chung, bên ngoài các thử nghiệm lâm sàng. Dữ liệu thực tế cho chúng ta biết về hiệu quả của vaccine (không phải hiệu lực). Và hiệu quả của vaccine Covid-19 có thể được so sánh ở các quốc gia đã triển khai các loại vaccine khác nhau cho cùng một quần thể.

Ví dụ, dữ liệu mới nhất từ Anh cho thấy cả vaccine Pfizer và AstraZeneca đều có hiệu quả tương tự nhau. Cả hai đều ngăn ngừa đáng tin cậy các triệu chứng Covid-19, nhập viện và tử vong, ngay cả sau một liều duy nhất. Vì vậy, những gì thoạt nhìn có vẻ “tốt nhất” theo kết quả hiệu quả từ các thử nghiệm lâm sàng không phải lúc nào cũng đúng trong thế giới thực.

Còn theo Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) ở Mỹ, thì hiệu quả của các loại vaccine được tiêm chủng trên thực tế đối với các biến thể Alpha (B1117) ở Anh, Beta (B1351) xuất hiện ở Nam Phi, Delta (B1617) ở Ấn Độ và Gamma (P1) có chênh lệch, tuy vậy vaccine Sputnik của Nga và Sinopharm Trung Quốc đều có kết quả thực tế còn tốt hơn cả AstraZeneca.

Đơn cử, dữ liệu mới nhất của Anh cho thấy cả vaccine Pfizer và AstraZeneca đều có độ hữu hiệu ngang nhau, khi đều là loại vaccine đáng tin cậy, giúp giảm triệu chứng nhiễm bệnh, giảm hàm lượng virus trong cơ thể, giảm tình trạng bệnh tăng nặng, giảm số ca tử vong. Trong trường hợp này, việc bê nguyên độ hiệu quả của vaccine trong thử nghiệm lâm sàng để khẳng định “vaccine tốt nhất” khi tiêm chủng trong thực tế có thể sẽ không chính xác.

bieu-do-tiem-chung-covid-19-ca-4407-5400

Tỷ lệ tiêm ngừa ở Việt Nam còn khá thấp so với các nước trong khu vực

 

Nói cách khác, “vaccine tốt nhất” có thể là một tập hợp nhiều loại vaccine. Đó chính là những vaccine sẵn có, có thể tiếp cận được, giúp người tiêm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, giảm mức độ lây lan trong cộng đồng và giảm nguy cơ bệnh tăng nặng đến mức phải nhập viện. Mọi loại vaccine đã được cấp phép đều có được công dụng này và vì thế “vaccine tốt nhất” có lẽ là loại vaccine sẵn có.

Ngày 17/6/2021, Ủy ban tư vấn quốc gia về tiêm chủng (NACI) của Canada khuyến nghị những người đã tiêm vaccine AstraZeneca mũi đầu tiên nên tiêm vaccine của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna mũi thứ hai.

Hướng dẫn ngày 17/6 của NACI dựa trên cơ sở ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mũi tiêm thứ hai sử dụng vaccine dựa trên công nghệ RNA thông tin, hay còn gọi là mRNA sẽ tạo phản ứng miễn dịch Covid-19 mạnh hơn.