Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trao giấy chứng nhận xuất viện cho một bệnh nhân đã điều trị khỏi Covid-19
TPHCM đang điều trị 36.771 bệnh nhân dương tính (bao gồm bệnh nhân có kết quả xét nghiệm PCR xét nghiệm nhanh dương tính) trong đó có 875 bệnh nhân nặng đang thở máy và 30 bệnh nhân can thiệp ECMO. Tính cộng dồn đến nay có 929 bệnh nhân tử vong.
Hiện ngành y tế phát hiện 1 chuỗi lây nhiễm mới tại khu vực dân cư tại quận 5. Tất cả 30 chuỗi lây nhiễm đang diễn tiến đã được khoanh vùng, giám sát chặt. Có 14 ổ dịch ổn định, không phát hiện ca nhiễm mới. Có thêm 8 chuỗi lây nhiễm đã kết thúc theo dõi.
Từ 26-5 đến 28-7, qua rà soát số liệu, lọc trùng, đã lấy 1.086.248 mẫu, trong đó có 607.568 mẫu đơn và 478.680 mẫu gộp. Như vậy đã có 5.029.388 người được lấy mẫu (tại các khu cách ly, khu phong tỏa, các tòa nhà, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao...).
Tổng số mẫu chưa có kết quả: 12.690 mẫu, trong đó có 11.412 mẫu đơn và 1.278 mẫu gộp.
TPHCM đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine đợt 5 theo các đối tượng ưu tiên theo kế hoạch do UBND TPHCM ban hành. Từ ngày 22-7 đến 27-7, TPHCM đã tiêm được cho khoảng 300.000 người.
Với việc xác định phải đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, TP đã kiến nghị Bộ Y tế phân bổ tăng thêm lượng vaccine, đơn giản hóa quy trình và đội hình để tiêm được nhiều người.
Thời gian tới, Thành phố dự kiến sẽ tổ chức tiêm vaccine từ 18 giờ đến 6 giờ trên địa bàn phường, quận với số lượng người cụ thể, có quy định, nhận diện cụ thể để người dân có thể ra đường đi tiêm sau 18 giờ.
Hiện TP đang thực hiện cách ly cho 44.636 trường hợp, trong đó 6.804 người đang cách ly tập trung; 37.832 trường hợp đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Tổ chức thực hiện cách ly F1, F0 không triệu chứng đủ điều kiện xuất viện tại nơi cư trú. Tổ chức khu cách ly tập trung cho các trường hợp F0 không triệu chứng tại các quận huyện, TP Thủ Đức.
Theo HCDC, hiện nay có khoảng 70-80% trường hợp F0 không triệu chứng hoặc tự khỏi sau một thời gian, cùng với số lượng F0 lớn đang gây quả tải cho hoạt động cách ly tập trung.
Do đó, TP đã tổ chức cách ly F1, F0 tại nhà gắn với giám sát y tế chặt chẽ. Đồng thời thành lập nhóm bác sĩ tư vấn, kết hợp đông - tây y trong điều trị bệnh nhân triệu chứng nhẹ và phân công đơn vị rà soát, chịu trách nhiệm sản xuất, điều phối thuốc y học cổ truyền điều trị cho người nhiễm Covid-19 nhẹ, các F0 không triệu chứng để nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
THÀNH AN
Sáng 29-7, gần 660.000 liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca về đến Việt Nam
659.900 liều vaccine Covid-19 đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất vào sáng 29-7
Hiện, thỏa thuận này đã mang về cho Việt Nam gần 3,8 triệu liều, tương đương với khoảng 41% tổng lượng vaccine Covid-19 của AstraZeneca trong nước. Tổng cộng đã có gần 9,3 triệu liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca được chuyển đến Việt Nam qua hợp đồng với VNVC, cơ chế COVAX và viện trợ giữa chính phủ các nước, chiếm 62% nguồn cung vaccine Covid-19 trên cả nước.
Theo ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế), trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay, vaccine là “vũ khí” quan trọng để Việt Nam triển khai các giải pháp phòng chống dịch, hướng tới miễn dịch cộng đồng để đưa cuộc sống sớm trở lại bình thường.
Bộ Y tế trân trọng cảm ơn những nỗ lực tăng tốc cung cấp vaccine của AstraZeneca và VNVC, nhằm giúp Việt Nam sớm đạt được mục tiêu kép – vừa đẩy lùi đợt bùng phát dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế”.
Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam và các Thị trường châu Á mới nổi cho biết, trong tháng 7 này, chúng tôi đã liên tiếp mang về Việt Nam gần 3,4 triệu liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca, nhằm hỗ trợ khẩn cấp cho cuộc chiến chống lại dịch Covid-19 tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Bộ Y tế, WHO, UNICEF và VNVC để đưa vaccine về Việt Nam một cách nhanh chóng và an toàn nhất có thể”.
Theo bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc cung ứng Hệ thống tiêm chủng VNVC, VNVC và AstraZeneca Việt Nam sẽ cố gắng đảm bảo các đợt giao hàng đúng tiến độ để kịp thời bảo vệ các nhân viên y tế, tuyến đầu chống dịch và người dân Việt Nam. Các chuyến đưa vaccine về gần đây đánh dấu sự gia tăng năng lực cung ứng của AstraZeneca cho châu Á - Thái Bình Dương, thông qua 7 chuỗi cung ứng được thiết lập trong khu vực.
Vaccine Covid-19 của AstraZeneca là loại vaccine Covid-19 đầu tiên được cấp phép sử dụng và cung cấp với số lượng lớn tại Việt Nam, để hỗ trợ chương trình tiêm chủng quốc gia của Chính phủ và Bộ Y tế. Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 28-7, cả nước đã thực hiện tiêm hơn 5 triệu liều vaccine Covid-19. Vaccine Covid-19 của AstraZeneca cũng đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc chống lại bệnh nặng và các trường hợp nhập viện gây ra bởi tất cả các biến chủng đáng lo ngại hiện nay.
|
THÀNH SƠN