Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chứng kiến Lễ ký kết văn kiện hợp tác giữa 2 nước, ngày 28/6/2021 tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)

Bài viết cho thấy tình hình thực tiễn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua, nhất là những thành tựu trên các lĩnh vực là nền tảng để Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách vững chắc và thành công. Những quan điểm trong bài viết khẳng định một cách rõ ràng và phản ánh được đầy đủ quá trình và đường hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội tươi sáng của Việt Nam trên cơ sở điều kiện phù hợp với thời đại ngày nay.

Tôi đã chăm chú đọc và nghiên cứu bài viết của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đây là bài viết có ý nghĩa lý luận và  thực tiễn to lớn đối với Đảng và nhân dân Việt Nam, cũng như đối với Đảng và nhân dân Lào theo mục tiêu chủ nghĩa xã hội.

Trước hết, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn và khâm phục đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm đã tập trung trí tuệ, tâm huyết trong nghiên cứu, hoàn thiện bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam". Đây là chủ đề rất có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong điều kiện mới.

*  *  *

Tôi đánh giá cao bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bài viết đã vận dụng khoa học chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam mang ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn một cách khoa học và phong phú.

Bài viết của đồng chí đã chỉ ra được nhiều vấn đề về nội dung, quan điểm, nguyên tắc căn bản về lý luận và thực tiễn phong phú về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhất là chỉ ra những đặc trưng và nhu cầu trong việc tạo ra các yếu tố cơ bản để tiến lên chủ nghĩa xã hội mang nét đặc trưng của Việt Nam; một số bài học cho thấy việc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và một số nước Đông Âu sụp đổ, nhất là sai lầm trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của nhiều nước xã hội chủ nghĩa chưa vững chắc và chưa có cơ chế, hình thức phù hợp trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình thực tiễn trong từng giai đoạn.

Ngoài ra, bài viết còn đánh giá một cách có hệ thống về tình hình và vấn đề mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn mới, nhất là tình hình khủng khoảng tài chính - kinh tế mà một số nước tư bản chủ nghĩa đang đối mặt và trăn trở tìm biện pháp giải quyết; vấn đề dịch bệnh Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm cho tình hình kinh tế - xã hội của một số nước tư bản đang đi vào khủng khoảng trầm trọng hơn, nảy sinh mâu thuẫn, cạnh tranh trên các lĩnh vực và có xu hướng diễn biến phức tạp nhưng chưa tìm được phương hướng giải quyết; chỉ ra được nguyên nhân khủng hoảng và sự đấu tranh trong xã hội tư bản chủ nghĩa thời gian qua xuất phát từ bản chất của chế độ chính trị chủ nghĩa tư bản.

Bài viết đã khái quát, đánh giá và chỉ ra được những điểm nổi bật; tình hình chung của khủng hoảng tư bản chủ nghĩa đang phải đối mặt nhất là các nguy cơ, thách thức và tiêu cực. Bài viết của Đồng chí còn khẳng định và đánh giá cao về việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cơ chế trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới trên cơ sở đặc thù thực tiễn của Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn và đang kiên trì, kiên định thực hiện.

Bài viết nêu rõ về quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam là: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”; đồng thời cũng chỉ rõ rằng: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

Bài viết cho thấy tình hình thực tiễn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua, nhất là những thành tựu trên các lĩnh vực là nền tảng để Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách vững chắc và thành công. Những quan điểm trong bài viết khẳng định một cách rõ ràng và phản ánh được đầy đủ quá trình và đường hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội tươi sáng của Việt Nam trên cơ sở điều kiện phù hợp với thời đại ngày nay.

Bài viết của đồng chí Tổng Bí thư làm sáng tỏ nhận thức, đồng thời giải đáp được các vấn đề về lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Những luận điểm trong bài viết là cơ sở khoa học chỉ đường dẫn lối cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đạt mục tiêu đề ra.

Đối với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp tục khẳng định và kiên định trước sau như một về mục tiêu chủ nghĩa xã hội và đây là khát vọng của toàn thể người dân, do đó Đảng phải lãnh đạo phát triển đất nước để từng bước tiến lên đạt mục tiêu đã đề ra theo điều kiện và đặc thù của Lào trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Cayxỏn Phômvihản và kinh nghiệm tiến bộ trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước bạn bè. Kể từ ngày tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện với các nguyên tắc của Đảng vào năm 1986 đến nay, chúng tôi đã nhận thức được chủ nghĩa xã hội và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Lào theo tư duy mới trên cơ sở xác định 9 tiền đề cho việc phát triển đất nước tiến lên theo mục tiêu chủ nghĩa xã  hội.

Qua triển khai và tổ chức thực hiện 9 tiền đề trong việc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội do Đảng đề xướng tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ chín khóa V (năm 1994) đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực nhưng cũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm cần phải tiếp tục nghiên cứu giải quyết cả về nhận thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Đại hội lần thứ XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (năm 2021) đã tiếp tục xác định lý tưởng trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở tình hình, điều kiện của phát triển đất nước đó là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đảm bảo ổn định chính trị vững chắc, triển khai đường lối đổi mới đi vào chiều sâu, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội theo hướng chất lượng mới, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, tiếp tục đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển và tiến lên theo mục tiêu chủ nghĩa xã hội”.

Để phát triển đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội đúng hướng, có hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tiễn của Lào. Hiện nay, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn trong việc tạo tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội với phương châm tiếp tục nghiên cứu, tạo nhận thức rõ ràng về lý luận và thực tiễn trong việc tiến lên chủ nghĩa xã hội tại Lào. Chính vì vậy, bài viết của đồng chí Nguyễn Phú Trọng thật sự phù hợp và có ý nghĩa thiết thực đối với vấn đề mà Lào đang quan tâm nghiên cứu. Nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cung cấp nguồn thông tin khoa học quý báu để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, rút kinh nghiệm nhằm đảm bảo cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Lào đạt kết quả tốt hơn nữa. Trên thực tế thì cả Lào và Việt Nam đều có những đặc thù riêng nhưng cũng có nhiều nét tương đồng, có thể nghiên cứu vận dụng và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

Do đó, một lần nữa, tôi xin khẳng định rằng: Bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một bài viết có nội dung mang tính khoa học và là kinh nghiệm thực tiễn phong phú, phù hợp với đặc thù thực tiễn của Việt Nam.

---------

Đầu đề do chúng tôi đặt (B.T)