Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới công tác chăm sóc, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Trong buổi nói chuyện với Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam toàn miền Bắc ngày 22-9-1962, Bác Hồ đã căn dặn “thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng”.

 Ngày này năm xưa: 21-9-1954: Bác Hồ động viên đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc

 Ngày này năm xưa: 20-9-1958: Bác Hồ đến thăm công trình thủy lợi lớn nhất miền Bắc

Cũng trong ngày này năm 1958, trong chuyến thăm hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, Bác nói với các cán bộ địa phương: “Phải lấy việc giáo dục làm đầu, phải đánh thông tư tưởng cho quần chúng. Dân hiểu, dân làm, thì việc khó đến đâu cũng làm được”.

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

Ngày này năm xưa: 22-9-1962: Bác Hồ căn dặn

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với học sinh Trường Nghệ thuật Sân khấu Trung ương ở khu văn công Mai Dịch, Hà Nội ngày 25-11-1961. Ảnh: hochiminh.vn 

Ngày 22-9-1962, trong buổi nói chuyện với Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam toàn miền Bắc khi nói “về phong trào thanh niên, Bác có ý kiến: Đảng, Chính phủ và Bác rất chú ý đến thanh niên. Bác vui lòng khen ngợi những cố gắng của thanh niên. Nhưng phong trào thanh niên cũng còn nhiều thiếu sót cần khắc phục.

Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt. Xưa kia, lớp thanh niên trước xung phong làm cách mạng, kháng chiến, trải qua rất nhiều gian nan, nguy hiểm, có khi bị tù đày, tra tấn, có khi bị thương tật, chết chóc để cho cách mạng thành công, kháng chiến thắng lợi. Ngày nay, tuy một nửa nước ta đã được giải phóng, nhưng lớp thanh niên cũng phải xung phong đến những nơi khó khăn để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thanh niên xung phong phải có mục đích. Xung phong để thực hiện kế hoạch 5 năm, xung phong để hoàn thành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giúp đỡ miền Nam khi nước nhà được thống nhất. Thanh niên phải gần gũi quần chúng. Xa cách quần chúng sẽ bị cô độc. Thí dụ: Trong một nhà máy, thanh niên xung phong là tốt, nhưng phải kính trọng và học hỏi những bác thợ già. Thanh niên phải đoàn kết mọi người, già trẻ nhất trí, cùng nhau hăng hái xung phong.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có máy móc, có kỹ thuật, có văn hoá... thanh niên phải học và học cho giỏi. Bàn việc gì, quyết nghị điều gì cũng phải thiết thực và cụ thể. Không nên chỉ nói chung chung.

Mỗi khi gặp khó khăn trong công tác, phải biết dựa vào đường lối, chính sách của Đảng, dựa vào sáng kiến và lực lượng của quần chúng, có quyết tâm cao, thì khó khăn gì cũng sẽ vượt được và mọi việc nhất định thành công.

Thanh niên muốn cho các ngành xem trọng mình, trước hết tự mình phải làm việc cho tốt. Những anh hùng phi công vũ trụ Liên Xô như: Các đồng chí Gagarin, Titốp, Nicôlaép, Papôvích, sở dĩ cả thế giới đều biết tên là vì họ đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ cực kỳ khó khăn mà Đảng và nhân dân đã giao cho.

Thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng có thể tóm tắt trong mấy điểm:

- Trung thành: Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp.

- Dũng cảm: Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện: "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm", "gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người".

- Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự phụ.”

(Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2011)

Ngày này năm xưa: 22-9-1962: Bác Hồ căn dặn

Thanh niên miền Bắc với phong trào thi đua “Ba sẵn sàng”, sản xuất giỏi, chiến đấu cừ vì độc lập tự do của Tổ quốc, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Ảnh: hochiminh.vn 

Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, là người chủ tương lai của đất nước, lực lượng xung kích trong sự nghiệp cách mạng. Thanh niên luôn xung kích tiến lên trong học tập, lao động, sản xuất, chiến đấu, góp sức xây dựng quê hương, đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, xứng đáng với kỳ vọng và niềm tin yêu của Đảng, Bác Hồ và nhân dân. Thông qua các hoạt động thực tiễn, nhiều tấm gương thanh niên tiêu biểu trong học tập, lao động sản xuất, làm kinh tế, trong hoạt động văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật, trong bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội... đã góp phần phát huy truyền thống vẻ vang và niềm tự hào về thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới…

Thanh niên quân đội là lực lượng đông đảo, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chính trị của quân đội. Thấm nhuần lời dạy của Người, các thế hệ thanh niên quân đội ngoài chú trọng tu dưỡng rèn luyện đạo được cách mạng, còn tích cực hưởng ứng thực hiện các phong trào do Trung ương Đoàn phát động cũng như các phong trào của thanh niên quân đội. Các phong trào hành động của thanh niên trong toàn quân đã phát huy hiệu quả vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ trong thi đua rèn đức, luyện tài, thực hiện việc khó, việc mới, việc quan trọng, trên từng lĩnh vực hoạt động, quyết tâm giành những thành tích mới, xứng đáng với danh hiệu cao quý Bộ đội Cụ Hồ.

Ngày này năm xưa: 22-9-1962: Bác Hồ căn dặn
 Thanh niên quân đội phát huy hiệu quả vai trò xung kích của tuổi trẻ. Ảnh: TTXVN và qdnd.vn

Vừa chủ động khắc phục khó khăn, vừa hoàn thành tốt các nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, vừa tích cực tham gia thực hiện các phong trào như: “Tuổi trẻ Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Thanh niên Quân đội xung kích, chung tay đánh bay đại dịch Covid-19”, tích cực hưởng ứng Chương trình “Ngôi nhà 100 đồng”…, thanh niên quân đội đã, đang và sẽ tiếp tục mang sức trẻ và phát huy tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” của tuổi trẻ Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời củng cố, giữ vững và phát huy hình ảnh tốt đẹp của thanh niên quân đội trong lòng nhân dân, tô thắm thêm phẩm chất cao quý Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới.

Theo dấu chân Người

Ngày 22-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức tiếp tướng Philip E.Gallagher (Philíp Galơgơ), Trưởng đoàn phái bộ Đồng Minh của Hoa Kỳ, cùng dự còn có Archimedes Patti (A.Pátti), người đứng đầu cơ quan tình báo OSS ở vùng Hoa Nam đang có mặt tại Hà Nội.

Ngày 22-9-1946, trên đường về nước, chiếm hạm Dumont D’ Urville (Đuymông Đuyếcvin) cập bến cảng Said (Xaít). Từ đây, Bác viết thư gửi gia đình ông Raymond Aubrac (Raymông Ôbrắc), mà Bác đã có lúc ở trong thời gian thăm nước Pháp. Bác còn viết thư gửi bà Chossis (Sốtxi), người của Hội Liên hiệp Phụ nữ Pháp, ngày 14-9-1946, đã gửi thư cho Chủ tịch nước Việt Nam nói lên tâm trạng của những người mẹ Pháp đang có con đi lính tại Việt Nam.

Ngày 22-9-1958, trong chuyến thăm hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, Bác nói với các cán bộ địa phương: “Phải lấy việc giáo dục làm đầu, phải đánh thông tư tưởng cho quần chúng. Dân hiểu, dân làm, thì việc khó đến đâu cũng làm được” .

 (Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, 2010)

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 22-9-1966 đăng Thư khen của Hồ Chủ tịch dành cho cán bộ và chiến sĩ Tiểu đoàn 1, pháo cao xạ Quân khu 4. Toàn văn bức thư như sau:

Ngày 20-9-1966

Thân ái gửi cán bộ và chiến sĩ tiểu đoàn 1, pháo cao xạ Quân khu 4

Tiểu đoàn 1, pháo cao xạ Quân khu 4 đã đoàn kết nội bộ tốt, đoàn kết nhân dân tốt, huấn luyện chính trị và quân sự tốt, xây dựng Chi bộ tốt. Tiểu đoàn đã vượt nhiều khó khăn, chiến đấu dũng cảm, đã bắn rơi 30 máy bay Mỹ.

Bác vui lòng thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ khen ngợi toàn thể chiến sĩ, cán bộ; và nhắc nhở các chú cần phải:

-Luôn luôn nêu cao chí khí chiến đấu và truyền thống anh hùng của quân đội ta, cùng toàn quân và toàn dân quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Chớ vì có thành tích mà chủ quan, tự mãn.

Luôn luôn đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, khiêm tốn học tập các đơn vị bạn.

Hăng hái thi đua lập công giành nhiều thành tích to lớn hơn nữa.

Chào thân ái và quyết thắng

BÁC HỒ

Ngày này năm xưa: 22-9-1962: Bác Hồ căn dặn

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 22-9-1966 và 22-9-1969. 

Ngày 22-9-1969, trang nhất Báo Quân đội nhân dân đã đăng trang trọng lời trích trong điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại lễ truy điệu Hồ Chủ tịch: “VĨNH BIỆT NGƯỜI, CHÚNG TA THỀ: Suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung thành với Đảng, với dân, xứng đáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chủ tịch. Noi gương Người, toàn thể nhân dân ta, thanh niên ta nguyện ra sức trau dồi mình thành những con người mới, làm chủ đất nước, làm chủ xã hội mới, mang lá cờ bách chiến bách thắng của Hồ Chủ tịch tới đích cuối cùng.”

Một số sự kiện trong nước và quốc tế diễn ra ngày 2-9:

Sự kiện trong nước:

22-9-1985: Từ ngày 22 đến 29-9-1985 đã diễn ra Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ nhất tại Hà Nội.

Ngày 22-9-1997: Thành lập Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn quân đội, Bộ Tham mưu, Tổng cục Kỹ thuật. Trung tâm là một trong những đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn công lập của Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Trải qua hơn 20 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, cán bộ, nhân viên của trung tâm đã đoàn kết, đóng góp công sức, luôn nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường khắc phục mọi khó khăn xây dựng đơn vị trở thành cơ sở kỹ thuật chính quy, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kiểm định và từng bước đạt chuẩn quốc gia về kiểm định kỹ thuật an toàn.

Ngày này năm xưa: 22-9-1962: Bác Hồ căn dặn

Ngày 22-9-2017, nhân kỷ niệm 20 năm thành lập, Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn quân đội đã vinh dự được đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba do Đảng, Nhà nước khen tặng. Ảnh: qdnd.vn 

Ngày 22-9-1979:  Thành lập Cục Kỹ thuật Quân đoàn 3.

Ngày 22-9-1913: Ngày mất Tôn Thất Thuyết.

22-9-1912: Ngày sinh nhà thơ Hàn Mặc Tử.

Sự kiện quốc tế:

22-9-1985: Năm quốc gia: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Đức, Anh và Pháp ký kết Thỏa ước Plaza tại thành phố New York, giảm giá đồng đô la Mỹ so với đồng Yên Nhật và đồng Mác Đức.

22-9-1980: bắt đầu nổ ra Cuộc chiến tranh Iran - Iraq. Cuộc chiến này kéo dài trong 8 năm, từ năm 1980 đến năm 1988.

22-9-1965: Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan kết thúc.