Ngày 21-10-1946, tại cuộc gặp mặt với Báo Dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn“Báo chí phải dựa vào những cơ sở pháp luật làm lợi khí đấu tranh”. Ngày 21-10 còn đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt như kỷ niệm ngày mất của Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn, ngày sinh Nhà khoa học Alfred Bernhard Nobel, ngày Đại hội Cân đo quốc tế...

 Ngày này năm xưa: 20-10-1950 – Bác Hồ căn dặn Báo Quân đội nhân dân những gì khi ra số đầu tiên?

 Ngày này năm xưa: 19-10-1966: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói gì về phụ nữ Việt Nam?

 Ngày này năm xưa: 18-10-1945: Bác Hồ đến vịnh Cam Ranh

Một số sự kiện trong nước và quốc tế diễn ra ngày 21-10

Sự kiện trong nước

Ngày 21-10-1956, tướng Nguyễn Sơn từ trần tại Hà Nội. Ông tên thật là Vũ Nguyên Bác, sinh năm 1908 ở làng Kiêu Kị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Thuở nhỏ, ông học ở Hà Nội. Năm 1926, ông sang Trung Quốc tham dự lớp huấn luyện ở Quảng Châu do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức. Sau đó, ông được cử vào học trường quân sự Hoàng Phố. Nguyễn Sơn đã tham gia cuộc Vạn lý trường chinh của Hồng quân Trung Quốc. Năm 1945 về Việt Nam, ông được giao nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam, Cục trưởng Cục Quân huấn-Bộ Quốc phòng (tháng giêng năm 1947), và Tư lệnh kiêm Chính ủy Liên khu 5, Liên khu 4. Tháng giêng 1948, ông được phong quân hàm Thiếu tướng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Năm 1951, ông trở lại Trung Quốc, công tác ở Bộ tổng Tham mưu Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Tướng Nguyễn Sơn viết nhiều tài liệu phổ biến các tri thức quân sự.

Ngày này năm xưa: 21-10-1946: Bác Hồ đã căn dặn gì với báo chí khi đấu tranh?
Gia đình lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn. Ảnh tư liệu. 

Ngày 21-10-1996, nhà văn Võ Huy Tâm qua đời. Nhà văn Võ Huy Tâm sinh năm 1926 ở tỉnh Nam Định. Sau cách mạng tháng Tám, ông làm cán bộ công đoàn, rồi cán bộ Đảng ở Bắc Giang. Cuối năm 1948, ông được cử đi xây dựng phong trào vùng mỏ Hòn Gai, lúc đó đang bị thực dân Pháp chiếm đóng. Ông vừa làm thợ vừa tham gia lãnh đạo công nhân đấu tranh chống thực dân và bọn chủ mỏ. Từ thực tiễn đấu tranh quyết liệt của thợ mỏ đã thôi thúc ông viết thành công cuốn tiểu thuyết “Vùng mỏ”, tác phẩm được tặng giải Nhất giải thưởng Văn nghệ 1951-1952. Với tác phẩm này, lần đầu tiên người công nhân cách mạng đã trở thành nhân vật trung tâm của văn học nước ta.

(Sách Ngày này năm xưa, NXB Lao động, 1998)

Sự kiện quốc tế

Ngày 21-10-1790, ngày sinh Anphôngxơ đơ Lamáctin (Alphonse de Lamartine) - nhà thơ lãng mạn Pháp, nhà hoạt động ngoại giao và chính trị. Ông mất ngày 28-2-1869.

Ngày này năm xưa: 21-10-1946: Bác Hồ đã căn dặn gì với báo chí khi đấu tranh?
 Tranh vẽ về nhà khoa học Alfred Bernhard Nobel. Nguồn: Brandeis University.

Ngày 21-10-1833, ngày sinh Nhà hóa học người Thuỵ Điển Anphrét Bécna Nôben (Alfred Bernhard Nobel). Khi qua đời năm 1896, Nôben để lại chúc thư: Đề nghị lập một quỹ lấy từ tiền lời của tài sản của ông để hàng năm trao giải thưởng cho các nhà bác học, nhà văn, nhà hoạt động xã hội, kinh tế có cống hiến xuất sắc cho loài người. Giải thưởng này mang tên Nôben. Giải Nôben được lập ra từ năm 1901. Trị giá mỗi giải từ 11 nghìn đến 30 nghìn bảng Anh.

Ngày 21-10-1983: Đại hội Cân đo quốc tế lần thứ 17 định nghĩa lại chiều dài của một mét là khoảng cách mà ánh sáng truyền được trong chân không trong khoảng thời gian của 1/299 792 458 giây.

(Sách Ngày này năm xưa, NXB Lao động, 1998)

Theo dấu chân Người

Ngày 21-10-1920, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người Việt Nam dự cuộc mít tinh do các đảng viên Đảng Xã hội quận 13, Paris, dưới sự chủ tọa của văn sĩ Anatônê Phrăngxơ (Anatone France) nhằm lên án chính quyền bắt giữ trái phép và độc đoán một số đồng chí của mình.

Từ ngày 21-10 đến 24-10-1922, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội II Đảng Cộng sản Pháp và tại diễn đàn này, đã phê bình Đảng chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề thuộc địa, đề nghị và được Đại hội thông qua lời kêu gọi “Những người bản xứ ở thuộc địa”.

Ngày 21-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự thụ lễ đức Khổng Tử tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám do Hội Tư văn Thăng Long tổ chức có một số quan chức Trung Hoa tham dự. Để tỏ thiện chí, Bác thân đứng ra phiên dịch và bày tỏ tinh thần “tứ hải giai huynh đệ” (Bốn biển là anh em).

Ngày này năm xưa: 21-10-1946: Bác Hồ đã căn dặn gì với báo chí khi đấu tranh?
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn nghị sĩ Quốc hội Anh sang thăm Việt Nam (4-5-1957). Ảnh tư liệu.

Ngày 21-10-1946, tại Hải Phòng, Bác thăm hỏi nhân dân, ghi vào Sổ vàng của Trường Huấn luyện Thanh niên Tô Hiệu dòng lưu bút: “Thanh niên đoàn kết. Gắng học tập. Gắng công tác. Tiến lên! Tiến lên!”.

Ngày 21-10-1947, Bác viết thư gửi hai lão du kích Kiến An, khen ngợi: “Hai cụ thật xứng đáng với tổ tiên oanh liệt của ta, các phụ lão đời Trần đời Lê, chẳng những kêu gọi con cháu, mà tự mình hăng hái tay chống gậy, tay cầm dao giết giặc cứu nước”.

Ngày 21-10-1958, Báo QĐND đăng bài “Tên lửa bắn máy bay” của Bác, giới thiệu tri thức về loại vũ khí hồi đó được coi là tối tân: “Tên lửa là một vũ khí rất lợi hại, nhất là khi nó mang đầu đạn nguyên tử... Vì lợi ích của đông đảo nhân dân, chúng ta rất không muốn xảy ra những cuộc chiến tranh có vũ khí tên lửa và nguyên tử” mà không lâu sau đó nó đã được sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Ngày 21-10-1966, tại cuộc họp của Bộ Chính trị về công tác ngoại giao, Bác phát biểu (được ghi thành biên bản): “Về phương châm kết hợp giữa đánh và đàm, Người cho rằng đánh là chính, vừa đánh vừa đàm để chia rẽ địch, đàm là để phục vụ cho đánh; nghệ thuật kết hợp giữa tiến công và đàm phán với địch phải hết sức uyển chuyển, không sa đà, không mơ hồ vào việc giải quyết tình hình thông qua đàm phán, trước hết ta phải giành thế mạnh thì mới có điều kiện để đàm phán được… Người nhắc các Ủy viên Bộ Chính trị phải thận trọng và khéo léo trong các mối quan hệ quốc tế”.

(Sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Ngày này năm xưa, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, 2010)

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

Trong chuyến công tác Hải Phòng ngày 21-10-2946, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn chủ bút tờ báo Dân chủ (cơ quan ngôn luận của Mặt trận Việt Minh và duyên hải, trụ sở đặt tại Hải Phòng) Bùi Huy Thục: “...Báo chí phải dựa vào những cơ sở pháp lý để làm lợi khí đấu tranh...”

(Sách Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, 2011)

Ngày này năm xưa: 21-10-1946: Bác Hồ đã căn dặn gì với báo chí khi đấu tranh?
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài nước tại thủ đô Hà Nội (5-1968). Ảnh: TTXVN. 

Làm báo là làm cách mạng! Sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ việc học làm báo. Người coi báo chí là công cụ quan trọng, yếu tố chính trị, tinh thần to lớn, làm nên sự thành công của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì vậy, báo chí cách mạng là một mặt trận chiến đấu và mỗi nhà báo chính là một chiến sĩ cách mạng. Quả vậy, Hồ Chủ tịch đã sử dụng ngòi bút sắc bén của mình như “vũ khí lợi hại” để vạch trần tội ác của các nước xâm lược, đồng thời truyền bá không ngừng chủ nghĩa Mác-Lênin, lý tưởng mục tiêu, con đường cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Thấm nhuần tư tưởng của Người, trải qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc và những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, báo chí Việt Nam đã phát huy vai trò truyền tải thông tin, và quan trọng hơn là thông qua việc đưa tin, báo chí góp phần định hướng dư luận, xây dựng tư tưởng cách mạng, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”; lấy xây để chống, góp phần quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, “đề tài” xuyên suốt của các bài báo là chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Những tác phẩm được ra đời trong thời kỳ này nhuốm màu khói lửa của chiến tranh, vương mùi thuốc súng, hay cả những tác phẩm còn thấm máu đào của các nhà báo chiến sĩ. Ở thời kỳ này, các cán bộ, phóng viên Báo QĐND đã xông pha các mặt trận, chiến trường để kịp thời truyền đạt các chỉ thị, nghị quyết của Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh tới cán bộ, chiến sĩ; phản ánh kịp thời tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường và những chiến công hào hùng của quân và dân ta. Đặc biệt, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Báo QĐND đã tổ chức tòa soạn tiền phương, xuất bản được 33 số báo ngay tại mặt trận, phát hành tận tay cán bộ, chiến sĩ ở chiến hào, kịp thời ghi lại toàn bộ các sự kiện, diễn biến của Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Có thể thấy, thông qua các tác phẩm của mình, các nhà báo đã thổi bùng ngọn lửa của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần cách mạng đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trong điều kiện chiến tranh ác liệt, công nghệ, phương tiện còn thiếu thốn, lạc hậu, nhưng chính báo chí Việt Nam, bằng nhiều cách làm sáng tạo, kiên trì, liên tục đã kịp thời, thông tin tuyên truyền tới toàn thế giới về tính chính nghĩa của cách mạng Việt Nam và sự phi nghĩa, phi lý, những tội ác tày trời của các đạo quân xâm lược thực dân, đế quốc. Điều đó đã tạo nên làn sóng phản đối mạnh mẽ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ngay trên đất nước của thế lực xâm lược và nhanh chóng lan rộng toàn thế giới. Nhiều nhà báo nước ngoài đã sang Việt Nam để tìm hiểu về cuộc chiến tranh đó và viết lên những bài viết chính nghĩa, lên án các thế lực gây chiến đang tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam và cũng không ít binh lính của đối phương đã “quay đầu” hoặc chạy sang hàng ngũ quân đội ta để chiến đấu chống xâm lược…

Ngày này năm xưa: 21-10-1946: Bác Hồ đã căn dặn gì với báo chí khi đấu tranh?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Phòng truyền thống Báo Quân đội nhân dân. Ảnh: qdnd.vn.

Sau Ngày toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, các tác phẩm báo chí tập trung kêu gọi, cổ vũ toàn dân, toàn quân đoàn kết, thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng: toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh. Nhiều phong trào thi đua yêu nước, kháng chiến kiến quốc được phát động, được tuyên truyền sâu rộng thông qua các tác phẩm báo chí như “Hũ gạo kháng chiến”, “Diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”, “May áo mùa đông chiến sỹ”, “Bình dân học vụ”, quyên góp lương thực, thuốc men, áo quần gửi bộ đội.

Năm 1965, Báo QĐND ra hằng ngày. Từ các chiến trường, những bài viết nóng hổi hơi thở chiến đấu của quân và dân ta được đăng tải kịp thời trên Báo QĐND đã góp phần động viên, củng cố ý chí, quyết tâm “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Ngày 30-4-1975, các cán bộ, phóng viên của Báo QĐND từ các chiến trường đã hòa cùng 5 cánh quân có mặt tại Dinh Độc Lập chứng kiến thời khắc lịch sử và chung niềm vui giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan báo chí được phát triển, đổi mới, như: Thông tấn quân sự, Chương trình Phát thanh QĐND, các tạp chí Văn nghệ quân đội, Xưởng phim QĐND, báo của các quân khu, quân chủng, binh chủng. Ở miền Bắc, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, các báo Lao động, Tiền phong, Phụ nữ.. cũng được nâng cao từ chất lượng nội dung, hình thức, số lượng phát hành, đến mở rộng phạm vi phát sóng. Họ đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh cho cuộc kháng chiến của dân tộc.

Ngày nay, kế thừa và phát huy những lời Bác dạy, báo chí tiếp tục trở thành lực lượng tiên phong trong cuộc chiến đấu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Ngày này năm xưa: 21-10-1946: Bác Hồ đã căn dặn gì với báo chí khi đấu tranh?
Chuyên mục Làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” trên Báo QĐND số ra ngày 28-9-2020.

Những năm qua, các thế lực thù địch luôn lợi dụng các công cụ truyền thông để vu khống, bôi nhọ, hạ thấp uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội; xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, công tác điều hành của Chính phủ, các ngành và các địa phương; tìm mọi cách làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Chúng nhằm vào những sai lầm, khuyết điểm của ta hòng chống phá Đảng và Nhà nước, sự nghiệp cách mạng, nền tảng tư tưởng của Đảng, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, âm mưu “phi chính trị hóa quân đội ta”… và xa hơn là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, đưa nước ta “chệch hướng” theo tư bản chủ nghĩa.

Đứng trước tình hình trên, hơn lúc nào hết, báo chí Việt Nam cần tiếp tục kiên định, kiên trì tôn chỉ, mục đích báo chí cách mạng; phát huy vai trò nòng cốt của mình trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, thực sự là cơ quan ngôn luận tuyệt đối trung thành của cấp ủy, chính quyền các cấp; quán triệt, cụ thể hóa đúng đắn, kịp thời, có hiệu quả mọi chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng cơ quan báo chí và đội ngũ báo chí các cấp. Mỗi cơ quan báo chí và mỗi cán bộ, phóng viên cần không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, “tự bồi dưỡng”, tích cực “tự soi, tự sửa”, thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực sự “lý luận sâu, tư tưởng vững, tâm trong, trí sáng, bút sắc”; nắm chắc luật pháp quốc tế, dựa chắc vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, nguyện vọng chính đáng của đông đảo quần chúng nhân dân để thực hành nghiệp vụ; đồng thời phát huy vài trò nòng cốt trong đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” và chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đây cũng là tên chuyên mục, chuyên đề thể hiện sự chủ động và dũng khí đấu tranh, cách làm hiệu quả mà một số cơ quan báo chí, nhất là Báo QĐND đã làm trong nhiều năm qua. Các nhà báo cách mạng nói chung và các cán bộ, phóng viên Báo QĐND nói riêng, đã, đang và tiếp tục trên tuyến đầu đấu tranh với những luận điệu sai trái, xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch, vững tay bút trên mặt trận đặc biệt này và cũng là để tiếp tục thực hành “Lời dạy của Bác Hồ” với báo chí cách mạng trong tình hình mới.

Ngày này năm xưa trên Báo QĐND

Ngày 21-10-1967, trang nhất Báo QĐND số 2299 đăng thư gửi quân và dân Hà Bắc, trong đó nhấn mạnh nội dung: Giặc Mỹ bị thua nặng nhưng chúng còn rất ngoan cố. Quân và dân Hà-bắc hãy nâng cao cảnh giác, đoàn kết chặt chẽ, tiến lên giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong chiến đấu, sản xuất và bảo đảm giao thông vận tải.

Ngày này năm xưa: 21-10-1946: Bác Hồ đã căn dặn gì với báo chí khi đấu tranh?
Trang nhất Báo QĐND số ra ngày 21-10-1967 (trái) và 21-10-1969. 

Cũng trong số báo này, Báo QĐND đã đăng tải bức điện mừng gửi chính phủ Liên Xô nhân sự kiện lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Liên Xô đã đưa trạm nghiên cứu khoa học “Sao Kim” đổ bộ xuống sao Kim. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Đây là một thành công mới hết sức kỳ diệu của nền khoa học Xô-viết, một bước tiến dài của con người trên đường đi vào vũ trụ.

Ngày 21-10-1969, Báo QĐND đăng tải bài xã luận Ngành quân giới ra sức sản xuất vũ khí tốt nhất để đánh thắng nằm trong chuyên mục “Làm theo lời dạy của Bác Hồ” cùng bức ảnh Hồ Chủ tịch thăm xưởng quân giới Đội Cấn (năm 1952).

Ngày này năm xưa: 21-10-1946: Bác Hồ đã căn dặn gì với báo chí khi đấu tranh?