Ngày này năm xưa: Vì sao 23-10-1961 trở thành ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển?

Đường Hồ Chí Minh trên biển là công lao, là kỳ tích của cả dân tộc, là nét độc đáo, sáng tạo của chiến tranh nhân dân Việt Nam, của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

 Ngày này năm xưa: 22-10-1963: Vì sao Bác Hồ nói Việt Nam là cầu nối đoàn kết quốc tế?

 Ngày này năm xưa: 21-10-1946: Bác Hồ đã căn dặn gì với báo chí khi đấu tranh?

 Ngày này năm xưa: 20-10-1950 – Bác Hồ căn dặn Báo Quân đội nhân dân những gì khi ra số đầu tiên?

Ngày 23-10-1962, trong Hội nghị bàn về công tác tổ chức của Bộ Chính trị, Bác nhấn mạnh: “Cán bộ phải có trách nhiệm với dân, với nước; lên xuống không sao, đi đâu cũng được...”  Ngoài ra, ngày 23-10 còn đánh dấu một số sự kiện đặc biệt như ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển, ngày thành lập trường Quốc học Huế - cái nôi đào tạo hiền tài... 

Một số sự kiện trong nước diễn ra ngày 23-10

Ngày 23-10-1896, trường Quốc học Huế thành lập. Nhiều học trò của trường sau này đã trở thành danh nhân văn hóa, những nhà cách mạng tiền bối, những nhà khoa học lớn, các nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng của nước ta với những tên tuổi tiêu biểu như: Hồ Chí Minh, Trần Phú, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Diểu, Tố Hữu, Tạ Quang Bửu, Hải Triều, Nguyễn Khánh Toàn, Xuân Diệu, Huy Cận... Từ năm 1975 đến nay, trường có nhiều học sinh đoạt giải trong các kỳ thi quốc tế, trở thành một trong ba trường trong cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn làm trường PTTH chất lượng cao.

Ngày này năm xưa: Vì sao 23-10-1961 trở thành ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển?
Cổng trường Quốc học Huế thập niên 1920. Ảnh tư liệu.

Ngày 23-10-1961, trước yêu cầu vận chuyển vũ khí, khí tài chi viện cho chiến trường miền Nam ngày càng lớn, Bộ Quốc phòng thành lập Đoàn 759, sau đó nâng quy mô và đổi tên thành Đoàn 125 (tháng 1-1964). Đơn vị có nhiệm vụ mở tuyến đường chiến lược tới những nơi mà Đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn chưa thể vươn tới được, vì thế, phải thiết kế, cải hoán những con tàu chuyên dụng thành tàu có hai đáy, đặc biệt là phải tạo dáng giống tàu đánh cá của nước ngoài để tránh sự nghi ngờ của địch.

Đối phương đã thực hiện những kế hoạch phong tỏa quy mô lớn suốt từ vịnh Bắc Bộ cho tới vịnh Thái Lan với một hệ thống tuần tiễu ngoài biển, trên các con sông và kênh rạch nhưng vẫn không thể tìm ra manh mối của một con đường tiếp tế trên biển. Bởi lẽ, một số con tàu của Đoàn tàu không số khi chỉ chớm bị phát hiện, sắp bị vây bắt thì thủy thủy đoàn đã tự đánh đắm và thủ tiêu con tàu.

Để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ, Đoàn 125 được tăng cường nhiều thuyền trưởng, thủy thủ, nhân viên kỹ thuật đào tạo cơ bản, hầu hết là đảng viên, đoàn viên, có sức khỏe, khả năng chịu đựng sóng gió, có bản lĩnh cách mạng kiên cường, xử lý khôn khéo, táo bạo các tình huống để giành thắng lợi trong từng chuyến đi. Cùng với tuyến đường vận tải trên bộ dọc theo dãy Trường Sơn, tuyến vận tải chiến lược trên Biển Đông đã khẳng định tầm nhìn, bản lĩnh và tài thao lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Ngày này năm xưa: Vì sao 23-10-1961 trở thành ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển?
Một con tàu không số vận chuyển hàng hóa, vũ khí trên tuyến Đường Hồ Chí Minh trên biển. Ảnh tư liệu.

Trong buổi gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển (23-10-1961/23-10-2021), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, sự thành công của Đường Hồ Chí Minh trên biển khẳng định tầm nhìn chiến lược, sáng suốt, tài tình của Đảng và Bác Hồ; thể hiện khát vọng độc lập dân tộc, ý chí, nghị lực, sự mưu trí sáng tạo, là một kỳ tích có một không hai trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, mà Quân chủng Hải quân, trực tiếp là Đoàn 125 anh hùng xây đắp lên.

Chủ tịch nước cũng đánh giá: Đường Hồ Chí Minh trên biển là công lao, là kỳ tích của cả dân tộc, là nét độc đáo, sáng tạo của chiến tranh nhân dân Việt Nam, của nghệ thuật quân sự Việt Nam; đồng thời là biểu tượng cao đẹp của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của trí tuệ, ý chí, nghị lực, quyết tâm giành độc lập tự do cho đất nước của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Trong tham luận gửi tới Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “Đường Hồ Chí Minh trên biển-Kỳ tích lịch sử và bài học đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc” ngày 19-10-2021, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã đúc kết: Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, đảo đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi toàn quân, trực tiếp là hải quân và các lực lượng tác chiến trên biển cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống của Đoàn tàu không số năm xưa.

Ngày này năm xưa: Vì sao 23-10-1961 trở thành ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển?
Đại tướng Phạm Văn Trà phát biểu tại Hội thảo “Đường Hồ Chí Minh trên biển-Kỳ tích lịch sử và bài học đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc”. Ảnh: qdnd.vn. 

Phát biểu tại hội thảo, Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chia sẻ: “Trải qua 60 năm nhìn lại, Tàu không số chính là một huyền thoại, có ý nghĩa rất lớn đối với công cuộc giải phóng miền Nam. Nhờ có Tàu không số đem vũ khí vào miền Nam mà quân đội ta trưởng thành nhanh chóng và phát triển thành những đơn vị chủ lực lớn, quyết định thắng lợi cuối cùng”.

Bên cạnh đó, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo hội thảo cũng nhấn mạnh: Đường Hồ Chí Minh trên biển là một trong những phát kiến xuất sắc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ chủ trương đúng đắn, kịp thời này, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các cán bộ, chiến sĩ Tàu không số đã vượt qua mọi hy sinh, gian khổ, thông tuyến và vận chuyển vũ khí đến những địa bàn chiến lược, lập nên kỳ tích trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Theo dấu chân Người

Ngày 23-10-1921, Nguyễn Ái Quốc dự cuộc biểu tình do Đảng Xã hội và Liên hiệp Công đoàn tổ chức để phản đối việc hành quyết hai nhà hoạt động xã hội bị nhà cầm quyền Mỹ kết án tử hình một cách độc đoán.

Ngày 23-10-1945, tại cuộc họp của Hội đồng Chính phủ, mọi thành viên tán thành ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Mỗi buổi họp nên dành nửa giờ để báo cáo, còn thì bàn những vấn đề to.

Ngày 23-10-1945, Hồ Chủ tịch thăm Nha Công an Bắc bộ. Tại khu giam giữ phạm nhân của Ty Công an quận Nhất, Hà Nội, Bác căn dặn cán bộ: “Nên săn sóc những người bị giam và xét ngay, xét kỹ cho người ta khỏi oan uổng”.

(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật, 2010)

Ngày này năm xưa: Vì sao 23-10-1961 trở thành ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển?
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đài quan sát trận đánh mở màn của bộ đội ở Đông Khê trong Chiến dịch Biên giới 1950. Ảnh tư liệu. 

Ngày 23-10-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời tuyên bố với quốc dân sau khi ở Pháp về. Người đề ra những nhiệm vụ cấp bách trước mắt và kêu gọi toàn dân đồng tâm nhất trí với Chính phủ, ra sức tổ chức, ra sức công tác, tăng cường đoàn kết, mở mang kinh tế, xây dựng nước nhà, thực hành đời sống mới, để “làm cho Chính phủ và nhân dân Pháp trông thấy, làm cho toàn thế giới trông thấy rằng: dân Việt Nam ta đã đủ tư cách độc lập, tự do, không thừa nhận ta tự do độc lập thì không được”.

(Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử - Tập 3)

Ngày 23-10-1950, Bác đến dự Hội nghị Tổng kết Chiến dịch Biên giới, đưa ra những nội dung cần tổng kết là: “đề cao kỷ luật; triệt để thi hành mệnh lệnh cấp trên; thương yêu đội viên; tôn trọng nhân dân; giữ gìn của công và chiến lợi phẩm; thành thật tự phê bình và phê bình”.

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

Ngày 23-10-1962, trong Hội nghị bàn về công tác tổ chức của Bộ Chính trị, Bác nhấn mạnh: “Cán bộ phải có trách nhiệm với dân, với nước; lên xuống không sao, đi đâu cũng được...”

Ngay từ những ngày đầu sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ, “Cán bộ Đảng, cán bộ chính quyền không phải làm quan cách mạng, ăn trên ngồi trốc. Cán bộ Đảng cũng như cán bộ chính quyền, ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đầy tớ của nhân dân, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính.

Muốn thế thì phải gần gũi nhân dân, khuyến khích nhân dân, lãnh đạo nhân dân”. Khi bàn về đạo đức của người cán bộ cách mạng, Người cho rằng, cán bộ chỉ có giác ngộ chính trị chưa đủ, trình độ chuyên môn đơn thuần chưa đủ, có tinh thần trách nhiệm chưa đủ… mà còn phải thấm nhuần, tu dưỡng đạo đức cách mạng. Người từng viết: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Người từng căn dặn “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, để dân tin, dân quý, dân ủng hộ, người đảng viên phải làm trước, đi trước để dân làm theo, đi theo.

Ngày này năm xưa: Vì sao 23-10-1961 trở thành ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển?
Bác Hồ dùng thử máy cấy tại Trại thí nghiệm lúa thuộc Sở Nông lâm Hà Nội năm 1960. Ảnh tư liệu. 

Trong sách "Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh" (NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật, 2007) có một câu chuyện gần dân của Bác. Chuyện là trong chuyến đi công tác tại tỉnh Hà Đông, Bác xuống tát nước cùng nông dân ngay trên bờ ruộng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng xuống cầm dây gầu nhưng lóng ngóng không sao tát được nước. Bác Hồ nhìn đồng chí cán bộ, không nói gì. Cử chỉ của Bác càng làm người cán bộ nọ thêm bối rối, ân hận. Chỉ riêng một chi tiết này thôi cũng khiến chúng ta phải ngỡ ngàng. Bác xa đất nước hơn 30 năm, lại sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho, nhưng công việc nhà nông Bác vẫn rành rẽ. Đó chính là trọng việc gần dân, không xa rời nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân. Ở Bác vừa toát lên vẻ thanh cao, vĩ đại lại vừa thật ấm áp, gần gũi.

Cũng từ căn cốt sâu xa đó, sau này, nhiều lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Phải biết dựa vào dân, lắng nghe dân, cái gì mà quần chúng nhân dân hoan nghênh, ủng hộ thì chúng ta phải quyết tâm làm và làm cho bằng được; ngược lại, cái gì nhân dân không đồng tình, thậm chí căm ghét, phản đối thì chúng ta phải cương quyết ngăn ngừa, uốn nắn và xử lý nghiêm các sai phạm”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trong các cuộc họp của Chính phủ, hay trong các chuyến đi xuống cơ sở đều nhắc nhở cán bộ: Phải phát biểu ngắn gọn, dễ nghe, dễ hiểu, không giải thích, phân tích lòng vòng. 

Ngày này năm xưa: Vì sao 23-10-1961 trở thành ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển?
Chủ tịch Hồ Chí Minh với đoàn đại biểu Nam Bộ từ miền Nam ra thăm miền Bắc năm 1949. Ảnh tư liệu. 

Là một quốc gia ven biển, Việt Nam luôn phải hứng chịu nhiều thiên tai, địch họa. Cùng với biến đổi khí hậu phức tạp, nhiều năm nay các tỉnh miền Trung, vùng núi nước ta liên tục bị bão, lũ tàn phá, triều cường xói lở bờ biển, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn thường xuyên... Vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo, bảo đảm cuộc sống cho người dân cả trước, trong và sau thiên tai. Đợt bão lũ lịch sử tại một số tỉnh miền Trung cuối năm 2020 là một minh chứng rõ ràng.

Sự hy sinh anh dũng của các cán bộ, chiến sĩ, nhất là những tấm gương không quản ngại gian khổ, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân của nhiều cán bộ chủ chốt, xả thân đi vào vùng tâm bão để hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn các công nhân và người dân gặp nạn tại Rào Trăng 3 đã làm xúc động hàng triệu trái tim và tô thắm thêm hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới. Cùng với sự lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Trung ương, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, những việc làm này đã thiết thực góp phần phòng, chống lũ lụt, bảo vệ các công trình dân sinh, nhất là góp phần hạn chế đáng kể thiệt hại về tài sản và tính mạng của nhân dân.

Ngày này năm xưa: Vì sao 23-10-1961 trở thành ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển?
Vận chuyển vắc-xin ngừa Covid-19 về Việt Nam. Ảnh: VNVC. 

Đặc biệt, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, cùng với những quyết sách nhằm thực hiện mục tiêu kép là chống dịch và duy trì tăng trưởng kinh tế, Trung ương một mặt, điều chỉnh, điều chuyển, bổ nhiệm hàng trăm cán bộ chủ chốt ở các cấp để “tác ứng” tình hình thực tiễn; người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và một số bộ, ngành địa phương trực tiếp thị sát, chỉ đạo các “điểm nóng” dịch bệnh, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ quân y, lực lượng vũ trang, y tế xung phong tình nguyện vào tâm dịch để hỗ trợ và trực tiếp chữa bệnh cho người dân… Chính phủ đã chi ngân sách hàng nghìn tỷ đồng để hỗ trợ đối tượng người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng có thu nhập thấp… Đặc biệt, với yêu cầu “vì sự an toàn và tính mạng nhân dân là trên hết, trước hết”, công tác tiêm chủng vắc-xin Covid-19 miễn phí cho toàn dân được triển khai với chiến dịch “thần tốc”.

“Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi. Vì vậy cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đều đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, phấn đấu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân.

Ngày này năm xưa trên Báo Quân đội nhân dân

Ngày 23-10-1958, trang nhất Báo Quân đội nhân dân (QĐND) số 493 đăng tải tin với tiêu đề: “Tư tưởng được giải quyết thì việc gì cũng nhất định vượt qua”. Đây là lời căn dặn của Bác Hồ trong chuyến thăm một sư đoàn miền Nam ngày 19-10-1958.

Ngày này năm xưa: Vì sao 23-10-1961 trở thành ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển?
Trang nhất Báo QĐND số ngày 23-10-1958 (phải) và ngày 23-10-1966.

Ngày 23-10-1966, Báo QĐND đưa tin sự kiện Hồ Chủ tịch đến thăm và nói chuyện với Đại hội thi đua “Vì An ninh của Tổ quốc, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược” của lực lượng Công an nhân dân.

--------------------------------------------------

Ở đơn vị “Đoàn tàu không số” hôm nay

Lữ đoàn 125 Hải quân (tiền thân là đơn vị “Đoàn tàu không số”, Đoàn 759) là đơn vị vận tải biển chủ lực, trực thuộc Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân. Tự hào là thế hệ kế tục truyền thống vẻ vang của cha anh mở đường Hồ Chí Minh trên biển, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 125 Hải quân hôm nay không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, bản lĩnh chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, SSCĐ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

 Bến K15 - km số 0 của Đường Hồ Chí Minh trên biển

 Đường Hồ Chí Minh trên biển - bài học cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

 Phát huy giá trị từ tuyến đường kỳ tích

 Lữ đoàn 125: Nhiều giải pháp bảo vệ vững chắc biển, đảo

Hưởng ứng phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống mở Đường Hồ Chí Minh trên biển (23-10-1961 / 23-10-2021), thời gian qua, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn 125 Hải quân đã điều động hàng chục chuyến tàu vận tải cùng hàng ngàn lượt cán bộ chiến sĩ, tổ chức vận chuyển hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm… từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ cung cấp cho người dân hoàn cảnh khó khăn trong các vùng tâm dịch tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã trao tặng hàng ngàn suất quà cho bà con nghèo tại các “vùng đỏ” dịch bệnh.

Ở đơn vị “Đoàn tàu không số” hôm nay

Tàu vận tải của Lữ đoàn 125 Hải quân tiếp nhận, vận tải xe tăng làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Trước đó, Lữ đoàn 125 Hải quân là đơn vị chủ lực, điều động hàng chục chuyến tàu vận chuyển nước ngọt cung cấp miễn phí cho người dân vùng hạn hán, xâm nhập mặn ở miền Tây Nam Bộ. Công việc mang ý nghĩa nhân văn, thể hiện tình cảm đoàn kết, gắn bó quân với dân này đã được đơn vị thực hiện liên tục trong các mùa khô hạn từ nhiều năm nay.

Ở đơn vị “Đoàn tàu không số” hôm nay

Huấn luyện hiệp đồng quân binh chủng với lực lượng không quân

Ở đơn vị “Đoàn tàu không số” hôm nay
 Huấn luyện đổ bộ bằng lực lượng hải quân đánh bộ
Ở đơn vị “Đoàn tàu không số” hôm nay
 “Rồng lửa” dũng mãnh trong diễn tập bắn đạn thật trên biển.
Ở đơn vị “Đoàn tàu không số” hôm nay

Huấn luyện khai thác, sử dụng vũ khí trang bị trên tàu

Ở đơn vị “Đoàn tàu không số” hôm nay

Các sĩ quan đơn vị trao đổi, truyền thụ kinh nghiệm khai thác, làm chủ các loại khí tài hiện đại  

Với tinh thần “Vì nhân dân phục vụ”, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 125 Hải quân đã gieo vào lòng dân hình ảnh gần gũi, thân thương, gợi nhớ những năm tháng chiến tranh gian khổ, ác liệt, các chiến sĩ “Đoàn tàu không số” được nhân dân tin yêu, đùm bọc, vượt qua bao gian khổ, hy sinh, làm nên Đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại.

Ở đơn vị “Đoàn tàu không số” hôm nay
 Vận chuyển nước ngọt cung cấp cho người dân vùng hạn, mặn miền Tây Nam Bộ mùa khô 2021
Ở đơn vị “Đoàn tàu không số” hôm nay

Lực lượng và phương tiện của Lữ đoàn 125 Hải quân tham gia vận chuyển hàng hóa giúp đỡ nhân dân trong vùng tâm dịch các tỉnh phía Nam.

Ở đơn vị “Đoàn tàu không số” hôm nay
 Chuyển hàng cứu trợ từ tàu vận tải lên xe ô tô đưa đến vùng tâm dịch.
Ở đơn vị “Đoàn tàu không số” hôm nay
 Bộ đội Lữ đoàn 125 Hải quân tập kết hàng hóa ủng hộ người dân vùng tâm dịch TP Hồ Chí Minh

Từ những con tàu thô sơ 60 năm trước, ngày nay, Lữ đoàn 125 Hải quân đã sở hữu những biên đội tàu hiện đại. Cán bộ, chiến sĩ được đào tạo, huấn luyện bài bản, khai thác và phát huy đầy đủ tính năng, hiệu lực, hiệu quả của các loại vũ khí, khí tài, phương tiện vận tải chiến đấu, xứng đáng là đơn vị vận tải biển chiến lược, chủ lực của Hải quân Nhân dân Việt Nam ở khu vực phía Nam, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc…

Ở đơn vị “Đoàn tàu không số” hôm nay
 Các cựu chiến binh “Đoàn tàu không số” về thăm đơn vị cũ (ảnh chụp trước tháng 4-2021)
Ở đơn vị “Đoàn tàu không số” hôm nay

Cán bộ, chiến sĩ tìm hiểu truyền thống đơn vị thông qua các hoạt động trực quan.

Ở đơn vị “Đoàn tàu không số” hôm nay
Tổ chức cho học sinh các cấp tham quan, học tập truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển (ảnh chụp trước tháng 4-2021)

VÕ MINH THẮNG - LỮ NGÀN (thực hiện)