Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đất nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Để giải quyết tình hình “thù trong, giặc ngoài”. Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra Chỉ thị "Kháng chiến và kiến quốc" ngày 25-11-1945.

Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 25-11-2021 cũng được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast tại đây và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 25-11

Sự kiện trong nước

Ngày 25-11-1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị: "Kháng chiến và kiến quốc". Văn kiện quan trọng này đã xác định cách mạng nước ta vẫn là Cách mạng giải phóng dân tộc, kẻ thù chính của nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.

Bốn nhiệm vụ của nhân dân ta lúc này là: Củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống của nhân dân. Nhiệm vụ bao trùm là củng cố chính quyền. Để củng cố chính quyền cách mạng lúc này, phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là: Quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; ra sức xây dựng chế độ mới.

Ngày 25-11-1945: Chỉ thị “Kháng chiến và kiến quốc” - Tầm nhìn chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương
Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo kháng chiến, kiến quốc tại Văn phòng Chính phủ. Ảnh tư liệu 

Hơn 70 năm đã trôi qua, kể từ ngày Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến và kiến quốc, tuy khoảng thời gian đó chưa phải là dài so với chiều dài lịch sử của đất nước, nhưng những giá trị lịch sử của Chỉ thị năm ấy luôn được Đảng và Nhân dân thế hệ sau gìn giữ, kế thừa và phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày hôm nay dân tộc Việt Nam được sống trong tự do, hòa bình độc lập là nhờ có Đảng và Bác Hồ chỉ đường dẫn lối. Các tầng lớp nhân dân luôn hướng về Đảng, luôn tin tưởng vào những chỉ thị, nghị quyết, những quyết sách đúng đắn của Đảng sẽ mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân giao phó.

Ngày 25-11-1945: Chỉ thị “Kháng chiến và kiến quốc” - Tầm nhìn chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO vinh danh. Ảnh: baogialai.com.vn 

Ngày 25-11-2005: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được tôn vinh là di sản văn hóa của nhân loại. UNESCO đã công bố Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Sự kiện quốc tế

Ngày 25-11-1945: Chỉ thị “Kháng chiến và kiến quốc” - Tầm nhìn chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương

Ngày 25-11-1956: Fidel Castro cùng 81 chiến sĩ cách mạng từ Mexico đáp tàu Granma vượt biển trở về Tổ quốc, tiếp tục công cuộc kháng chiến chống lại chế độ độc tài Batista.

Ngày 25-11-1992: Liên hợp quốc thông qua các biện pháp bảo vệ tầng Ozon. Tại Hội nghị của Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) tổ chức ở Copenhagen (Đan Mạch), đại diện của 93 quốc gia đã nhất trí các biện pháp đẩy nhanh các nỗ lực nhằm loại bỏ việc sản xuất và sử dụng các loại hóa chất ảnh hưởng đến tầng Ozon.

Theo dấu chân Người

Ngày 25-11-1945: Chỉ thị “Kháng chiến và kiến quốc” - Tầm nhìn chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương
Bác Hồ với thanh niên. Ảnh tư liệu 

Ngày 25-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và nói chuyện tại Đại hội Thanh niên Cứu quốc toàn xứ, trong đó vạch rõ những nhiệm vụ của thanh niên lúc này và cũng thẳng thắn phê bình: “Trong tổ chức thanh niên vẫn còn giữ một xu hướng chật hẹp, không bao bọc được nhiều giai tầng, không kéo được đại đa số thanh niên... gạt các chị em ra ngoài, tổ chức thanh niên có khác gỡ đi có một chân”. Và Bác đưa ra khẩu hiệu đối với thanh niên là “làm, phải cho thắng, nhất định không cho bại”.

Cùng ngày, Bác tiếp đại diện tổ chức Hướng đạo sinh Việt Nam. Hồi ức của Giáo sư Lê Duy Thước viết: Bác ngồi làm việc ở tầng hai Bắc Bộ phủ... Da mặt xanh xao, Bác vừa bị sốt rét ở Tân Trào về. Bác nhìn ra cửa thấy anh em chúng tôi đang thập thò chờ, Bác đứng dậy bảo anh em đi theo Bác sang phòng bên cạnh. Bác ngồi trên ghế, chìa cánh tay trái gầy gò cho bác sĩ tiêm thuốc rồi hướng về phía anh em chúng tôi Bác nói vắn tắt hoan hô anh em Hướng đạo đến thăm Bác. Anh em về lo giết giặc đói, giết giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. 

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

Trong bài viết “Tuyên truyền”, đăng Báo Nhân Dân, số 273, ngày 25-11-1954, với bút danh “C.B”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Mỗi người yêu nước đều phải làm tuyên truyền. Mỗi cử chỉ, mỗi hành động của chúng ta có thể là một công tác tuyên truyền”...

Ngày 25-11-1945: Chỉ thị “Kháng chiến và kiến quốc” - Tầm nhìn chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương
Bác Hồ luôn coi trọng công tác tuyên truyền. Ảnh tư liệu 

Tuyên truyền là một bộ phận của công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền có vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, cũng như công tác xây dựng Đảng; nhằm phổ biến, truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng, các sự kiện thời sự lớn của đất nước và quốc tế, những vấn đề mới đặt ra trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc….

Qua đó, góp phần xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan, lý tưởng sống, nhận thức chính trị, niềm tin, tình cảm cách mạng, hướng dẫn hành động, phát huy vai trò làm chủ, tính tích cực, tự giác, sáng tạo, động viên, cổ vũ, khích lệ cán bộ, đảng viên và quần chúng ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong mỗi thời kỳ cách mạng. Đồng thời, công tác tuyên truyền còn là công cụ sắc bén trong đấu tranh, phản bác có hiệu quả trước mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trước tình hình mới.

Ngày 25-11-1945: Chỉ thị “Kháng chiến và kiến quốc” - Tầm nhìn chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài nước tại thủ đô Hà Nội (5-1968). Ảnh: TTXVN. 

Công tác tuyên truyền thuộc trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; trong đó đội ngũ cán bộ, đảng viên, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên giữ vai trò nòng cốt.

Điều quan trọng nhất ở mỗi cán bộ tuyên truyền là phải có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng; luôn nói, viết, làm đúng nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành nghiêm quy chế, quy định về cung cấp thông tin, phát ngôn; tiêu biểu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác thì công tác tuyên truyền mới đạt mục đích, yêu cầu đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm gương sống” và “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Nhất là trong thời đại 4.0, khi mà vạn vật kết nối internet, thông tin bùng nổ, công tác tuyên truyền và người tuyên truyền có vai trò vô cùng quan trọng.

Ngày 25-11-1945: Chỉ thị “Kháng chiến và kiến quốc” - Tầm nhìn chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương
Cán bộ bộ đội tuyên truyền chính sách, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước tới nhân dân vùng sâu, vùng xa. 

Trước tình hình dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng, giúp ổn định lòng dân, tăng cường công tác phòng, chống dịch, sớm kiểm soát dịch bệnh, ổn định cuộc sống...

Ngày 25-11-1945: Chỉ thị “Kháng chiến và kiến quốc” - Tầm nhìn chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương

Các chiến sĩ Đồn Biên phòng Bản Máy (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) tuyên truyền cho người dân phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Bộ đội Biên phòng 

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước hôm nay, công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cũng còn không ít những hạn chế. Khéo léo vận dụng bài học tuyên truyền của Bác, từ điều kiện thực tế, lựa chọn cách thức phù hợp nhằm đẩy mạnh tuyên truyền việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nói riêng và những nhiệm vụ tuyên truyền nói chung, chắc chắn cán bộ tuyên truyền sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, công tác tuyên truyền được cấp ủy, tổ chức đảng, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp trong Quân đội ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, với nhiều cách làm sáng tạo, góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng niềm tin, niềm vinh dự, tự hào về truyền thống “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng, về danh hiệu cao quý Bộ đội Cụ Hồ và phát huy cao độ bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, ý thức, trách nhiệm, trí tuệ, tài năng, sức sáng tạo to lớn của cán bộ, chiến sĩ toàn quân, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Ngày 25-11-1945: Chỉ thị “Kháng chiến và kiến quốc” - Tầm nhìn chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương
Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 25-11-1966. 

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 25-11-1966 có đăng tin: “Nhân dịp ngày sinh của Xam-đếc Nô-rô-đôm Xi-ha-núc, Quốc trưởng Vương quốc Căm-pu-chia, Hồ Chủ tịch đã gửi điện mừng. Xam-đếc Nô-rô-đôm Xi-ha-núc đã gửi điện cảm ơn Hồ Chủ tịch.

Nhân dịp Đại hội GANEFO châu Á lần thứ nhất khai mạc tại Nông-pênh (thủ đô Vương quốc Căm-pu-chia), Hồ Chủ tịch đã gửi điện nhiệt liệt chào mừng và chúc Đại hội thành công tốt đẹp”.

Ngày 25-11-1945: Chỉ thị “Kháng chiến và kiến quốc” - Tầm nhìn chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương