Hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ, Trung ương Đảng, chính phủ về ATK Định Hóa lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (20/5/1947- 20/5/2022), 72 năm ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950- 21/4/2022), sáng 20/4, Đoàn công tác của Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Chương trình về nguồn tại di tích ATK Định Hoá.

Tham dự chương trình về nguồn lần này có đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; đồng chí Nguyễn Đức Lợi, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; lãnh đạo các cơ quan báo chí, lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam qua các thời kỳ, cùng cán bộ hội viên cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam...

Về phía lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Tỉnh; đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên cùng lãnh đạo các sở ngành và lãnh đạo huyện Định Hoá cùng tham dự chương trình.

hoi nha bao viet nam to chuc ve nguon tai di tich lich su atk dinh hoa thai nguyen hinh 1
hoi nha bao viet nam to chuc ve nguon tai di tich lich su atk dinh hoa thai nguyen hinh 2

Đoàn công tác của Hội Nhà báo Việt Nam - đại diện cho toàn thể cán bộ hội viên hội nhà báo, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã dâng hương, tưởng nhớ kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Trong không khí thiêng liêng tại Đền thờ Bác Hồ - ATK Định Hóa, Thủ đô gió ngàn Chiến khu Việt Bắc năm xưa, Đoàn công tác của Hội Nhà báo Việt Nam - đại diện cho toàn thể cán bộ hội viên hội nhà báo đã dâng hương, tưởng nhớ kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, tưởng nhớ công lao vĩ đại của Người đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Sau lễ dâng hương, Đoàn công tác đã tham quan, nghe giới thiệu về truyền thống Đền thờ Bác Hồ - ATK Định Hóa, những dấu ấn lịch sử trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp... những bước phát triển của địa phương để nối tiếp truyền thống lịch sử hào hùng.

hoi nha bao viet nam to chuc ve nguon tai di tich lich su atk dinh hoa thai nguyen hinh 3

Đồng chí Lê Quốc Minh ghi cảm tưởng tại Đền thờ Bác Hồ - ATK Định Hóa.

Trong cuốn sổ lưu niệm, đồng chí Lê Quốc Minh chia sẻ: "Hôm nay, tại Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hoá, Đoàn công tác của Hội Nhà báo Việt Nam xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng nhân dân, nhà văn hoá kiệt xuất, nhà báo vĩ đại. Chúng con nguyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, đưa nên báo chí cách mạng Việt Nam phát triển hơn nữa".

Đặc biệt, trong hành trình về nguồn lần này, đoàn đã đến thăm điểm di tích nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam; thăm nhà trưng bày của Hội Nhà báo Việt Nam, nơi lưu trữ những kỷ vật, những bức ảnh về các hoạt động quan trọng của lãnh đạo Hội qua các thời kỳ.

hoi nha bao viet nam to chuc ve nguon tai di tich lich su atk dinh hoa thai nguyen hinh 4
hoi nha bao viet nam to chuc ve nguon tai di tich lich su atk dinh hoa thai nguyen hinh 5

Đoàn đã đến thăm điểm di tích nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam; thăm nhà trưng bày của Hội Nhà báo Việt Nam.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Thái Nguyên đã được Trung ương Đảng và Bác Hồ lựa chọn là An toàn khu (ATK) với trung tâm Thủ đô kháng chiến là huyện Định Hóa. Không chỉ là đại bản doanh của Trung ương Đảng, Chính phủ và các cơ quan Trung ương, đây còn là nơi đặt trụ sở của các cơ quan báo chí, văn hóa nghệ thuật.

Trải qua 72 năm (21/4/1950 - 21/4/2022), từ gần 200 nhà báo hoạt động tại chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp, đến 300 hội viên sau khi được thành lập Hội tại Điềm Mặc, đến nay Hội Nhà báo Việt Nam đã có hơn 28 nghìn hội viên nhà báo đang làm việc trong hơn 800 cơ quan báo chí.

Cũng trong chương trình, đồng chí Lê Quốc Minh cùng các đại biểu đã tới thăm và trồng cây lưu niệm tại di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng nhằm hưởng ứng Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Phát biểu tại đây, đồng chí Lê Quốc Minh cho biết: Ba năm trước, ngay tại vùng đất lịch sử thuộc xã Tân Thái ngày nay - nơi tổ chức khóa học đầu tiên và duy nhất của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng (ngày 04/4/1949-04/4/2019), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức rất thành công Lễ kỷ niệm 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng và khánh thành Bia Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

hoi nha bao viet nam to chuc ve nguon tai di tich lich su atk dinh hoa thai nguyen hinh 6

Đồng chí Lê Quốc Minh phát biểu tại di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

"Sự kiện quan trọng đó đã đáp ứng được nguyện vọng tha thiết suốt bảy thập kỷ của các thế hệ làm báo và công chúng báo chí cả nước, tôn vinh một mốc son lịch sử của báo chí nước nhà; trở thành đợt giáo dục truyền thống, sinh hoạt chính trị và nghiệp vụ sâu rộng của giới báo chí; góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Báo chí Cách mạng Việt Nam và gắn liền với công tác tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thái Nguyên" - đồng chí Lê Quốc Minh nhấn mạnh.

Vào những ngày đầu tháng 4 năm 1949, theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại xóm Bờ Rạ, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, ngôi trường tranh tre nứa lá mang tên “Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng” đã chính thức khai giảng và trở thành cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên ra đời trong khói lửa của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp. Ban Giám đốc trường do Tổng bộ Việt Minh trực tiếp chỉ định. Giám đốc là nhà báo Đỗ Đức Dục, Phó Giám đốc là nhà báo Xuân Thủy, ủy viên là các nhà báo: Như Phong, Đồ Phồn, Tú Mỡ.

hoi nha bao viet nam to chuc ve nguon tai di tich lich su atk dinh hoa thai nguyen hinh 7

Đồng chí Lê Quốc Minh và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên tới thăm và trồng cây lưu niệm tại di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Nhiều nhà hoạt động cách mạng đồng thời là nhà báo nổi tiếng đã tham gia giảng dạy, như các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo, Tố Hữu, Xuân Thủy, Hà Xuân Trường, Nguyễn Thành Lê, Quang Đạm, Như Phong, Từ Giấy, Vũ Đình Hòe, Nguyễn Văn Hải, Trần Đình Thọ, Nguyễn Huy Tưởng, Thế Lữ, Nguyễn Đình Thi, Nam Cao…

Đặc biệt, trong thời gian 3 tháng khóa học diễn ra, từ ngày 04/4/1949 đến ngày 06/7/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hai lần gửi thư động viên, dạy bảo, hướng dẫn nghiệp vụ làm báo cách mạng cho các học viên... Bức thư đề ngày 09/6/1949 của Người có đoạn viết: "…Lớp này là lớp học viết báo đầu tiên, tôi mong các chú và các cô, thi đua nhau học và hành cho xứng đáng là những người tiên phong trên mặt trận báo chí. Báo chí cũng phải thực hiện khẩu hiệu: Tất cả để chiến thắng!".

hoi nha bao viet nam to chuc ve nguon tai di tich lich su atk dinh hoa thai nguyen hinh 8

Đồng chí Lê Quốc Minh và lãnh đạo báo Nhà báo và Công luận thăm di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Tiếp thu lời dạy của Người, trong thời gian ngắn ngủi, trường đã tổ chức thành công khóa đào tạo đặc biệt. 42 học viên hầu hết là cán bộ, phóng viên báo chí đang công tác trong các cơ quan báo chí đến từ khắp mọi miền đất nước, sau khi tốt nghiệp đều trở thành các nhà báo, nhà hoạt động văn hóa văn nghệ trụ cột của nước nhà. Năm tháng dần trôi qua, hầu hết trong số các giảng viên và học viên của Trường đã về cõi vĩnh hằng.

Đồng chí Lê Quốc Minh nhấn mạnh, nhân kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam, hướng tới kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Đoàn công tác của Hội Nhà báo Việt Nam và đại diện lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên thành kính về Di tích lịch sử quốc gia địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng dâng hương kính cẩn tưởng nhớ và biết ơn các nhà báo từ mái trường mái nứa tranh tre giữa đại ngàn Việt Bắc này, đã tận tụy cống hiến và góp phần dựng xây sự nghiệp báo chí cách mạng to lớn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã gây dựng.

hoi nha bao viet nam to chuc ve nguon tai di tich lich su atk dinh hoa thai nguyen hinh 9

Các đại biểu tham dự lễ trồng cây lưu niệm tại di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng nhằm hưởng ứng Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”.

Tầm vóc to lớn của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã được khẳng định. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân Di tích còn hết sức sơ sài, chưa tương xứng với tầm vóc của Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Nhân dịp này, chúng tôi đề nghị các cơ quan chuyên môn, đặc biệt là Bảo tàng Báo chí Việt Nam của Hội Nhà báo Việt Nam tiếp tục thực hiện việc lập quy hoạch tôn tạo, bổ sung để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ gìn giữ, giáo dục truyền thống của Di tích. Trước mắt, phải xây dựng Nhà bia để bảo vệ những lời vàng ý ngọc của Bác Hồ kính yêu đối với những người làm báo.

hoi nha bao viet nam to chuc ve nguon tai di tich lich su atk dinh hoa thai nguyen hinh 10

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Nhân dịp này, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cũng mong muốn báo giới cả nước, đặc biệt là các cơ sở đào tạo báo chí coi đây là cội nguồn của nghề nghiệp thể hiện sự tri ân với lịch sử báo chí và cách mạng. Các hội viên nhà báo trong cả nước tiếp tục làm tốt hơn nữa nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa to lớn và giá trị nhân văn của việc thực hiện lời Bác Hồ dạy về trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái; tạo phong trào sâu rộng trong cả nước, góp phần giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượn g cuộc sống.