Chiều 12/5, tại TP Cần Thơ, Tạp chí Người Làm Báo (Hội Nhà báo Việt Nam) phối hợp Hội Nhà báo Cần Thơ tổ chức Lễ trao giải “Giải báo chí về Đồng bằng sông Cửu Long năm 2021". Bên cạnh đó, Tọa đàm "Báo chí đồng hành cùng TP. Cần Thơ" đã được tổ chức thành công sau Lễ trao giải báo chí này.
Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ và ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trao giải Nhất cho các tác giả. Ảnh: PV
Dự buổi lễ có ông Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ; ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; ông Trương Văn Chuyển, Tổng Biên tập Báo Cần Thơ, Chủ tịch Hội Nhà báo Cần Thơ; PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo; cùng các nhà báo công tác tại các cơ quan báo chí, văn phòng báo Trung ương và địa phương đóng ở Đồng bằng sông Cửu Long dự lễ trao giải.
Ông Trương Văn Chuyển, Tổng Biên tập Báo Cần Thơ, Chủ tịch Hội Nhà báo Cần Thơ và PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo trao giải Nhì cho các tác giả đoạt giải. Ảnh: PV
Đây là năm thứ 6 Giải báo chí về Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức, nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng và số lượng tác phẩm báo chí tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng phát triển kinh tế, văn hoá, du lịch, vấn đề an sinh xã hội, những giải pháp mới phát triển nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu, cũng như phản ánh đời sống của người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời ghi nhận, động viên, khen thưởng những người làm báo có những tác phẩm chất lượng tốt về đồng bằng.
PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tổng kết giải. Ảnh: PV
Theo Ban Tổ chức, sau 1 năm phát động có hơn 330 tác phẩm dự giải với 4 loại hình báo chí. Hội đồng Sơ khảo đã chọn được 76 tác phẩm xuất sắc vào vòng Chung khảo. Trong 76 tác phẩm xuất sắc, Hội đồng Chung khảo đã lựa chọn 22 tác phẩm đoạt giải, gồm: 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 6 giải Ba và 10 giải Khuyến khích.
Nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát động Giải báo chí về Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VII - năm 2022. Ảnh: PV
Tiếp nối thành công Giải năm 2021, Ban Tổ chức tiếp tục phát động Giải báo chí về Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 với 4 loại hình báo chí: báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình. Thay mặt Ban Chỉ đạo Giải, ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, đề nghị các cấp hội địa phương, các cơ quan báo chí khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới tiếp tục chỉ đạo, tuyên truyền sâu rộng các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời xây dựng kế hoạch tuyên truyền bài bản, để Giải báo chí về Đồng bằng sông Cửu Long những năm tiếp theo số lượng và chất lượng tác phẩm tham dự tăng cao hơn.
>>> Danh sách tác phẩm đoạt Giải báo chí về Đồng bằng sông Cửu Long năm 2021
>>> Danh sách tác phẩm vào Chung khảo Giải báo chí về Đồng bằng sông Cửu Long năm 2021
Tọa đàm "Báo chí đồng hành cùng TP. Cần Thơ". Ảnh: PV
Dịp này, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức Tọa đàm "Báo chí đồng hành cùng TP. Cần Thơ". Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, đã chia sẻ tình hình phát triển của TP Cần Thơ thời gian qua và định hướng thời gian tới. TP Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí chiến lược kinh tế, đầu mối giao thông thủy bộ của vùng. Chính ở vị trí quan trọng về nhiều mặt, thời gian qua Trung ương đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo mọi điều kiện thúc đẩy TP Cần Thơ phát triển, xứng tầm vị trí trung tâm vùng.
Các đại biểu trình bày tại Tọa đàm. Ảnh: PV
Để thành phố sớm trở thành trung tâm động lực, dẫn dắt sự phát triển của cả vùng ĐBSCL, vừa qua Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ ban hành các nghị quyết dành riêng cho thành phố. Đó là: Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 30-8-2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 59-NQ/TW và Nghị quyết số 45/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ. Nghị quyết số 59-NQ/TW mở ra cánh cửa cho một giai đoạn mới, đặt cho Cần Thơ trọng trách mới, với mục tiêu đến năm 2030 "Cần Thơ là thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước vùng ĐBSCL; là trung tâm của vùng về dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao; là đô thị hạt nhân vùng ĐBSCL"… và tầm nhìn đến 2045 “Cần Thơ là thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long; thuộc nhóm các thành phố phát triển khá ở châu Á”.
Ban Chủ trì Tọa đàm. Ảnh: PV
Theo Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, ngoài sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, rất cần sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, sự chung tay giúp sức của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Và hơn thế nữa, rất cần sự đồng hành của các cơ quan báo chí - truyền thông trong cả nước, để giúp Cần Thơ bước sang một trang mới trên chặng hành trình phát triển đi lên.
Tại buổi tọa đàm, lãnh đạo cơ các quan báo chí bày tỏ cảm ơn TP Cần Thơ đã quan tâm, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí hoạt động trong thời gian qua, các cơ quan báo chí sẽ đồng hành cùng Cần Thơ phát triển.
TH
--------------------------
Danh sách tác phẩm đoạt Giải báo chí về Đồng bằng sông Cửu Long năm 2021 như sau:
BÁO IN – BÁO ĐIỆN TỬ
01 GIẢI NHẤT
• Tác phẩm: Loạt bài 3 kỳ: Làm nông “tử tế” ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả: Nguyễn Văn Cộng (Khánh Trung), Huỳnh Thu Hà (Gia Bảo) - Báo Cần Thơ.
02 GIẢI NHÌ
• Tác phẩm: Loạt bài 3 kỳ: Khi rừng được “cởi trói”. Tác giả: Nguyễn Văn Phú (Nguyễn Phú) - Báo Cà Mau.
• Tác phẩm: Đồng bằng sông Cửu Long: 35 năm thay da đổi thịt. Tác giả: Hoàng Trí Dũng, Trần Công Sơn Lâm, Phạm Chí Quốc, Nguyễn Mậu Trường, Nguyễn An Thuận (Khắc Tâm), Huỳnh Bửu Đấu - Báo Tuổi Trẻ TP.HCM
03 GIẢI BA
• Tác phẩm: Loạt bài 3 kỳ: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Những bài học không bao giờ cũ. Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Thanh - Báo Bạc Liêu.
• Tác phẩm: Loạt phóng sự 5 kỳ: An Giang đoàn kết, chiến thắng đại dịch COVID-19. Tác giả: Nguyễn Hữu Huynh (Hữu Huynh) - Báo An Giang.
• Tác phẩm: Loạt bài 5 kỳ: Biên giới Tây Nam. Tác giả: Mai Thanh Hải, Nguyễn Độc Lập, Ngô Trần Hải An - Báo Thanh Niên
05 GIẢI KHUYẾN KHÍCH
• Tác phẩm: Loạt bài 3 kỳ: Để luật đất đai năm 2013 đi vào thực tế cuộc sống. Tác giả: Thanh Mỹ - Báo Long An.
• Tác phẩm: Loạt bài 3 kỳ: Sức bật tam nông. Tác giả: Đỗ Hữu Huệ (Hữu Huệ) - Báo Trà Vinh.
• Tác phẩm: Loạt bài 4 kỳ: Thiết lập cuộc sống "bình thường mới”. Tác giả: Hoàng Chí Nguyện (Hoàng Nguyên), Trần Mộng Toàn (Ngọc Hưởng), Nguyễn Thị Diễm (Hồng Diễm), Trần Hoàng Đang Thư (Đang Thư) – Báo Hậu Giang.
• Tác phẩm: "Chắp cánh" cho OCOP Sóc Trăng. Tác giả: Trương Thị Thúy Liễu (Thúy Liễu) – Báo Sóc Trăng.
• Tác phẩm: Loạt bài 5 kỳ: “Vựa lúa” Đồng Tháp Mười “lên đồng” với cây trồng, vật nuôi mới. Tác giả: Trần Đáng, Thiên Hương - Báo điện tử Dân Việt
PHÁT THANH- TRUYỀN HÌNH
01 GIẢI NHẤT
• Tác phẩm: Tăng sức đề kháng cho nông sản đồng bằng. Tác giả: Phan Nguyễn Minh Xuân, Võ Tấn Hưng, Hồ Quốc Minh, Hà Thanh Hùng - Trung tâm THVN khu vực Nam Bộ.
02 GIẢI NHÌ
• Tác phẩm: Vì sao nông dân ồ ạt bỏ đất phù sa?. Tác giả: Huỳnh Phương Thanh (Huỳnh Nguyễn), Nguyễn Văn Khoe (Văn Khoe) – Đài PT-TH Vĩnh Long.
• Tác phẩm: Phóng sự 3 kỳ: Giải bài toán lãng phí trong xây dựng nông thôn mới. Tác giả: Đỗ Trung Thuận, Nguyễn Thị Mỹ Phụng, Lý Tấn Đạt, Lê Tấn Khoa - Đài Tiếng nói Việt Nam.
03 GIẢI BA
• Tác phẩm: Thu hút nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông. Tác giả: Nguyễn Thanh Phong (Thanh Phong), Lê Nhật Thành (Nhật Thành), Nguyễn Minh Tâm (Minh Tâm) – Cơ quan Thường trực Báo Nhân Dân tại TP. HCM.
• Tác phẩm: Tình người nơi ngưỡng sinh tử. Tác giả: Nguyễn Bá Thủy (Bá Thủy), Nguyễn Lê Quang Vinh (Quang Vinh), Nguyễn Hoàng Sang (Hoàng Sang), Huỳnh Thị Loan Anh (Loan Anh) - Đài PT-TH Tiền Giang.
• Tác phẩm: Xe cấp cứu không còi. Tác giả: Bảo Ngọc, Trường Vũ, Thanh Hảo - Đài PT-TH Đồng Tháp.
05 GIẢI KHUYẾN KHÍCH
• Tác phẩm: Ruộng muối trắng mặn tình quê. Tác giả: Nguyễn Trọng Tín, Lê Vũ Hoàng, Đỗ Văn Nghiệp, Nguyễn Lê Nam, Nguyễn Dương Khôi, Nguyễn Trung Dũng – Đài Truyền hình TP. HCM.
• Tác phẩm: TP. Cần Thơ học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tác giả: Lê Thanh, Tấn Hùng, Hoàng Nghĩa - Đài PT-TH Cần Thơ.
• Tác phẩm: Sản xuất có trách nhiệm với nguồn nước. Tác giả: Trương Trung Dũng, Lâm Công Toàn, Lê Quốc Thắng, Lâm Huỳnh Lan Chi - Đài PT-TH Sóc Trăng.
• Tác phẩm truyền hình: Trương Vĩnh Trọng - Người con của quê hương Đồng Khởi. Tác giả: Nguyễn Đình Thảo (Tảo Thư), Lê Hải Đăng (Hải Đăng), Trần Thế Linh (Thế Linh), Nguyễn Thanh Huỳnh (Khánh Trình) – Đài PT-TH Bến Tre.
• Tác phẩm: San sẻ bữa ăn mùa dịch, ấm lòng nơi tuyến đầu. Tác giả: Bùi Trúc Nguyên (Trúc Nguyên) - Trung tâm Văn hóa thể thao và Truyền thanh TP Sa Đéc (Đồng Tháp)
-----------------------------------------
Danh sách tác phẩm vào Chung khảo Giải báo chí về Đồng bằng sông Cửu Long năm 2021:
I. BÁO IN
• Tác phẩm: Khi biên giới là nhà!. Tác giả: Nguyễn Thanh Tiến (Thanh Tiến) - Báo An Giang.
• Tác phẩm: “Người khờ” ở Hậu Giang thật may mắn. Tác giả: Nguyễn Chí Công (Chí Công) - Báo Tuổi Trẻ Tp HCM.
• Tác phẩm: Loạt bài 3 kỳ: Tháo gỡ khó khăn, phục hồi nền nông nghiệp sau đại dịch. Tác giả: Lê Ngọc, Bùi Tùng – Báo Long An.
• Tác phẩm: Loạt bài 3 kỳ: Tận diệt chim trời ở miền Tây. Tác giả: Lâm Sơn Vinh (Sơn Vinh) - Báo Phụ nữ TP. HCM.
• Tác phẩm: Miền Tây: Nguy cơ “đứt gãy” chuỗi cung ứng cá da trơn. Tác giả: Đào Văn Bảy (Đào Văn) - Báo Công An TP. HCM.
• Tác phẩm: Cà Mau: Bỗng dưng bị buộc nộp thuế hơn 26 tỷ đồng. Tác giả: Đào Văn Bảy (Thiện Thảo) - Báo Công An TP. HCM.
• Tác phẩm: Loạt bài 4 kỳ: Công tác điều trị Covid-19. Tác giả: Phan Thị Ngọc Hân (Phan Hân) - Báo Đồng Khởi.
• Tác phẩm: Loạt bài 5 kỳ: Đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch không bị nhiễm mặn. Tác giả: Nguyễn Thị Cẩm Trúc (Cẩm Trúc), Phan Thị Ngọc Hân (Phan Hân), Trần Thạch Thảo (Thạch Thảo), Huỳnh Thị Hạnh Linh (Thanh Đồng), Nguyễn Thụy Ánh Nguyệt (Ánh Nguyệt) - Báo Đồng Khởi.
• Tác phẩm: Loạt bài 3 kỳ: Cà Mau với mục tiêu bình thường mới. Tác giả: Nguyễn Văn Phú (Nguyễn Phú), Phạm Quốc Rin (Phạm Quốc Rin) - Báo Cà Mau.
• Tác phẩm: Loạt bài 3 kỳ: Phát triển không đánh đổi môi trường. Tác giả: Lê Phong Phú (Phong Phú), Nguyễn Văn Đum (Văn Đum) - Báo Cà Mau.
• Tác phẩm: Loạt bài 3 kỳ: Gỡ điểm nghẽn thu hút đầu tư. Tác giả: Nguyễn Văn Phú (Nguyễn Phú) - Báo Cà Mau.
• Tác phẩm: Loạt bài 3 kỳ: Ngành công an: Bứt phá 3 nhiệm vụ lớn. Tác giả: Trần Loan Phương (Loan Phương) – Báo Cà Mau.
• Tác phẩm: Ấm lòng mùa dịch. Tác giả: Nguyễn Thị Mộng Thường (Mộng Thường) – Báo Cà Mau.
• Tác phẩm: Miền Tây “ăn đong” nước ngọt. Tác giả: Lê Đình Tuyển (Đình Tuyển), Nguyễn Việt Phương Em (Bắc Bình) - Báo Thanh Niên.
• Tác phẩm: Loạt bài 4 kỳ: Chặn dịch vào Tây Nam. Tác giả: Mai Thanh Hải, Nguyễn Độc Lập - Báo Thanh Niên.
• Tác phẩm: Loạt bài 2 kỳ: Quả ngọt và thách thức từ một phong trào lớn. Tác giả: Phan Thị Thu Thủy (Vĩnh Trà) - Báo Hậu Giang.
• Tác phẩm: Loạt bài 5 kỳ: Xoay trục phát triển “thuận thiên” ở ĐBSCL. Tác giả: Bùi Văn Thức, Nguyễn Văn Cộng, Huỳnh Thu Hà - Báo Cần Thơ.
• Tác phẩm: Loạt bài 3 kỳ: “Bão” Sars-Cov-2 và các đòn bẩy phục hồi. Tác giả: Nguyễn Thái Thiện (Thế Anh) - Báo Ấp Bắc.
• Tác phẩm: Loạt bài 3 kỳ: Thành tựu xây dựng huyện nông thôn mới của huyện Giồng Riềng. Tác giả: Đặng Bích Linh (Đặng Linh) - Báo Kiên Giang.
• Tác phẩm: Loạt bài 2 kỳ: Sai phạm tại Ban Quản lý rừng Kiên Giang. Tác giả: Lê Tây Hồ (Tây Hồ) - Báo Kiên Giang.
• Tác phẩm: Loạt bài 4 kỳ: Để làm giàu bền vững với khoai lang. Tác giả: Đặng Thị Tuyết Hiền, Nguyễn Thị Xuân Tươi - Báo Vĩnh Long.
• Tác phẩm: Loạt bài 3 kỳ: Đồng bào Khmer: Học để hiểu, hiểu để xây dựng quê hương. Tác giả: Cao Huyền - Báo Vĩnh Long.
• Tác phẩm: Loạt bài 3 kỳ: Dành một đời để thấm nhuần và làm theo lời dạy “gần dân” của Bác. Tác giả: Hà Ngọc Trảng (Ngọc Trảng), Văn Phương Thúy (Phương Thúy) - Báo Vĩnh Long.
II. BÁO ĐIỆN TỬ
• Tác phẩm: Phóng sự 4 kỳ: Đảng viên quân hàm xanh nơi tuyến đầu chống dịch. Tác giả: Phạm Gia Khánh (Gia Khánh), Vũ Văn Khu (Chiến Khu) - Báo An Giang.
• Tác phẩm: Phóng sự: An Giang đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tác giả: Đặng Nguyễn Hạnh Châu (Hạnh Châu) - Báo An Giang.
• Tác phẩm: Con đò 30 năm của người thầy. Tác giả: Nguyễn Chí Công (Chí Công) - Báo Tuổi Trẻ TP. HCM.
• Tác phẩm: Trồng thanh long trên đất mặn. Tác giả: Nguyễn Thanh Dũng (Thanh Dũng) - Hội Nhà báo Cà Mau.
• Tác phẩm: Giám đốc “Trường Rau Củ” mua nông sản, cứu nông dân, cho người nghèo. Tác giả: Nguyễn Giang Sở Hạ, Lê Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Nhật Huy, Võ Thành Đô - Báo Lao Động.
• Tác phẩm: Loạt bài 4 kỳ: Cấp thiết có biện pháp ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi thủy sản ở ĐBSCL. Tác giả: Nguyễn Văn Nhân (Nguyễn Nhân) - Báo Công An TP. HCM.
• Tác phẩm: Bà Sáu Thia - người phụ nữ truyền cảm hứng. Tác giả: Dương Văn Út (Nha Mân) - Báo Đồng Tháp.
• Tác phẩm: Phát triển bền vững ĐBSCL cần sự đồng thuận. Tác giả: Huỳnh Thu Hà, Hồng Anh Khoa, Quách Thanh Hùng- Báo Cần Thơ.
• Tác phẩm: Loạt bài 3 kỳ: Để nông sản miền Tây không mãi giải cứu. Tác giả: Bùi Quốc Dũng, Nguyễn Bá Dũng, Bùi Hữu Nghĩa - Báo Nhân Dân.
• Tác phẩm: Loạt phóng sự: Nhịp đập giữa mùa dịch. Tác giả: Nguyễn Hạnh Nga (Thủy Hà), Võ Minh Thành (Minh Thành), Nguyễn Văn Thảo (Văn Thảo), Trần Tuấn Lâm (Tuấn Lâm), Nguyễn Thanh Hoàng (Thanh Hoàng) - Báo Ấp Bắc.
• Tác phẩm: Loạt bài 4 kỳ: Giữa vòng xoáy Covid-19: Cần tư duy mới trong sản xuất nông nghiệp. Tác giả: Nguyễn Hoàng Minh (Hoàng Minh), Trần Tấn Anh (Tấn Anh) - Báo Vĩnh Long.
III. PHÁT THANH
• Tác phẩm: Phóng sự 3 kỳ: Ly hương nơi hạ nguồn Mekong. Tác giả: Đỗ Trung Thuận - Đài Tiếng nói Việt Nam.
• Tác phẩm: “Thuận thiên” ở vùng đất cuối trời. Tác giả: Nguyễn Phương Chi, Trần Đức Long - Đài Tiếng nói Việt Nam.
• Tác phẩm: ĐBSCL: Giải pháp nào cho bài toán phục hồi kinh tế hậu Covid-19?. Tác giả: Đỗ Trung Thuận, Hà Thị Ngọc Hương, Nguyễn Kim Loan, Lê Tấn Khoa, Trần Mộng Toàn - Đài Tiếng nói Việt Nam.
• Tác phẩm: ĐBSCL đi tìm lời giải “Thuận thiên”. Tác giả: Trương Thanh Tùng, Phạm Văn Hải, Nguyễn Chu Trinh, Trần Trung Hiếu - Cơ quan Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại ĐBSCL.
• Tác phẩm: Xây dựng nông thôn mới ở Tri Tôn - viết thêm trang sử mới trên vùng đất anh hùng. Tác giả: Thanh Thảo - Đài PT-TH An Giang.
• Tác phẩm: An Giang lan tỏa phong trào thi đua yêu nước. Tác giả: Lê Thắng - Đài PT-TH An Giang.
• Tác phẩm: Ô nhiễm “mùi” vì sao khó xử lý?. Tác giả: Quốc Khởi, Sa Phép, Kim Long - Đài PT-TH Sóc Trăng.
IV. TRUYỀN HÌNH
• Tác phẩm: Phát triển kinh tế biển - khi chủ trương gắn liền hành động. Tác giả: Quách Văn Mến (Quách Mến), Thang Chí Thức (Chí Thức) - Đài PT-TH Cà Mau.
• Tác phẩm: Mật mã Đồng Tháp Mười. Tác giả: Thanh Toàn - Đài PT-TH Đồng Tháp.
• Tác phẩm: Nghĩa đồng bào trong đại dịch. Tác giả: Mỹ Hạnh, Kim Cương, Huyền Thoại, Phúc Hiền - Cơ quan Thường trực Báo Nhân Dân tại TP. Cần Thơ.
• Tác phẩm: Người lính đồng bằng trên tuyến đầu chống dịch. Tác giả: Phạm Thị Anh Đào, Huỳnh Phú Cường, Lý Minh - Trung tâm THVN khu vực Nam Bộ.
• Tác phẩm: Làng dệt khăn rằn trăm năm. Tác giả: Nguyễn Trọng Tín, Lê Vũ Hoàng, Nguyễn Lê Nam, Nguyễn Dương Khôi, Nguyễn Trung Dũng - Đài Truyền hình TP. HCM.
• Tác phẩm: Cựu chiến binh TP. Cần Thơ trên mặt trận giảm nghèo. Tác giả: Phạm Tấn Hùng, Trần Xuân Thủy - Đài PT-TH Cần Thơ.
• Tác phẩm: Trữ ngọt. Tác giả: Lê Thành Trung, Nguyễn Khái Hưng, Lê Thanh Nam, Huỳnh Bá Phúc, Nguyễn Hoàng Thùy Ngân - Đài PT-TH An Giang.
• Tác phẩm: “Đôi bánh xe lăn - chuyển mặn thành ngọt”. Tác giả: Mạnh Cường, Bùi Phong, Lê Thái, Loan Anh, Khánh Quốc - Đài PT-TH Tiền Giang.
•Tác phẩm: Khi quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy. Tác giả: Huyền Trang, Anh Tuấn - Đài PT-TH Bạc Liêu.
• Tác phẩm: Cuộc chiến nơi tuyến đầu. Tác giả: Quang Hợp, Khang Nam - Đài PT-TH Long An.
• Tác phẩm: Xương rồng không gai. Tác giả: Trâm Anh, Thành Trung - Đài PT-TH Vĩnh Long.
• Tác phẩm: Bẫy ghe tàu trên sông Cổ Chiên. Tác giả: Lê Hải, Quốc Huy - Đài PT-TH Vĩnh Long.
• Tác phẩm: Trên đồng lúa ST. Tác giả: Huỳnh Phương Thanh - Đài PT-TH Vĩnh Long
BTC