Đại diện các cơ quan báo chí tại TP. HCM cùng cam kết thực hiện “12 tiêu chí cơ quan báo chí văn hóa và văn hóa của người làm báo Việt Nam”, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển đất nước, cũng như sự phát triển của mỗi cơ quan báo chí.

Ký giao ước thi đua xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí tại TP.HCM ảnh 1

Đại diện các liên chi hội, chi hội các cơ quan báo chí tại TP.HCM ký cam kết giao ước thi đua dưới sự chứng kiến của các đồng chí: Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM; Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin- Truyền thông TP.HCM; Nguyễn Tấn Phong, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP.HCM; Nguyễn Minh Hải, Trưởng Phòng Báo chí- Xuất bản Ban Tuyên giáo Thành uỷ TP.HCM

 Chiều 28/9, Hội Nhà báo TP. HCM tổ chức Hội nghị phát động phong trào thi đua “Xây dựng cơ quan báo chí văn hoá và văn hoá của người làm báo Việt Nam”.

Tham dự hội nghị có ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM; ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM, ông Nguyễn Tấn Phong, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo TP. HCM, ông Nguyễn Minh Hải, Trưởng phòng Báo chí Xuất bản Ban Tuyên giáo Thành uỷ TP. HCM, cùng các Tổng biên tập và Thư ký Liên Chi hội, Chi hội Nhà báo cơ sở của các cơ quan báo chí trên địa bàn TP. HCM…

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Tấn Phong cho biết, phong trào thi đua lần này nhằm mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức Đảng, lãnh đạo cơ quan báo chí, người làm báo về vị trí, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển đất nước, cũng như sự phát triển của mỗi cơ quan báo chí.

Theo đó, các cơ quan báo chí trên địa bàn TP. HCM có trách nhiệm phổ biến, quán triệt nội dung, ý nghĩa của phong trào “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” và “12 tiêu chí cơ quan báo chí văn hóa và văn hóa của người làm báo Việt Nam” đến người làm báo, người lao động; động viên toàn thể cơ quan báo chí nhiệt tình tham gia hưởng ứng.

Ông Nguyễn Khắc Văn (Báo Sài Gòn Giải Phóng) cho biết, cách đây 2 năm, cơ quan này đã ban hành bộ quy tắc 15 điều, trong đó đề cập đến tinh thần, thái độ, trang phục, thời gian làm việc… của người làm báo. "Khi đối chiếu với 12 điều của Hội Nhà báo TP. HCM, chúng tôi nhận ra rằng bộ quy tắc của báo Sài Gòn Giải Phóng mang tính nội bộ, công sở. Đặc biệt, chúng tôi rất tâm đắc với điều 4 của Hội về vấn đề chuyển đổi số, ứng xử trên mạng xã hội... Chi hội và công đoàn báo Sài Gòn Giải Phóng sẽ tổ chức triển khai, thực hiện phong trào này, bên cạnh đó sẽ giám sát, kiểm tra, chế tài và đưa vào tiêu chí bình xét thi đua cuối năm", ông Khắc Văn cho biết.

Đại diện Đài Tiếng nói Nhân dân TP. HCM (VOH), ông Thanh Hùng chỉ ra: "Thời gian qua có nhiều nhà báo, phóng viên đăng tải nội dung, trạng thái lên mạng xã hội Zalo, Facebook, họ cho rằng đó là những quan điểm cá nhân không ảnh hưởng đến cơ quan. Song, thực tế, độc giả lại nhìn nhận những bài viết này là của một phóng viên, đại diện cho tờ báo. Trong khi đó, một số bài viết đã đi ngược với định hướng của cơ quan thông tấn báo chí".

Ông Mai Ngọc Phước, Tổng biên tập báo Pháp luật TP. HCM cũng cho biết, từ năm 2013, dưới "làn sóng" viết blog của các phóng viên, báo Pháp luật TP. HCM đã quy định các nguyên tắc ứng xử nội bộ của phóng viên đối với cơ quan, cấp trên, đồng nghiệp, trên mạng xã hội... Qua đó, cơ quan này đã từng chế tài một số cá nhân vi phạm.

Cũng tại hội nghị, ông Lê Thế Chữ, Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ chia sẻ, trong 5 năm qua, Tuổi Trẻ đã xây dựng rất nhiều quy chế, quy định về quy tắc ứng xử. "Chúng tôi đặt ra những tình huống cụ thể như khi phóng viên làm việc với doanh nghiệp phải thế nào, làm việc với bạn đọc ra sao… Cùng với đó là truyền thông nội bộ để mọi người hiểu sâu hơn", ông Chữ nêu.

Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ cho rằng, sau 2 năm đại dịch, đây là dịp rất tốt để "sốc" lại tinh thần, kết nối các cơ quan báo chí gặp gỡ, chia sẻ với nhau, giúp nâng cao văn hoá của các đơn vị, để mỗi tờ báo hoàn thành tốt sứ mệnh của mình.

Phát biểu chỉ đạo, ông Trần Trọng Dũng đánh giá, việc ban hành bộ tiêu chí cơ quan báo chí văn hóa và văn hóa của người làm báo là cách làm rất chuyên nghiêp như các hãng thông tấn lớn. Bởi, nếu không có các quy chuẩn sẽ rất dễ dẫn đến xung đột.

"Những tiêu chí này đều là những khái quát chung, mỗi cơ quan báo chí sẽ có cách triển khai cụ thể phù hợp với từng cơ quan. Nếu thực hiện tốt sẽ rất tốt cho công tác chỉ đạo báo chí, làm cho đội ngũ thêm kỷ luật, thêm sức mạnh. Song, quá trình thực hiện cần tránh 'đầu voi đuôi chuột', phải triển khai nghiêm túc và thực hiện sát sườn, hiệu quả", ông Dũng nhấn mạnh.

 Sau đây là một số hình ảnh về Hội nghị: 

hoi nha bao tp hcm xay dung moi truong van hoa trong co quan bao chi va nguoi lam bao hinh 1

Ông Trần Trọng Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu chỉ đạo hội nghị

Hội Nhà báo TP.HCM tổ chức ký kết xây dựng cơ quan báo chí văn hóa - Ảnh 2.

Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Lê Thế Chữ chia sẻ tại hội nghị về các quy tắc ứng xử riêng của người làm báo Tuổi Trẻ 

-8026-1664373913.jpg

Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM Mai Ngọc Phước chia sẻ tại hội nghị về các quy định, nguyên tắc ứng xử nội bộ của phóng viên 

-6393-1664373913.jpg

Đại diện Đài Tiếng nói Nhân dân TP. HCM (VOH), ông Thanh Hùng, Ủy viên Liên Chi hội VOH phát biểu về việc nhiều nhà báo, phóng viên đăng tải nội dung, trạng thái lên mạng xã hội Zalo, Facebook...