2 kịch bản tăng trưởng
Ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, nhìn nhận, Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi, điển hình là thiếu sự liên kết giữa thị trường nội địa và xuất khẩu. Minh chứng rõ nhất là nhu cầu trong nước tăng lên, nhưng chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) vẫn giảm. Sự mất cân đối trong cơ cấu nền kinh tế khi khu vực xuất khẩu phụ thuộc lớn vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là lý do khiến tổng cầu xuất khẩu giảm, PMI đi xuống.
Chế biến hàng thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL. Ảnh: MINH HIỂN |
Trong rất nhiều dự báo được đưa ra cho năm 2023, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng. Ở kịch bản 1, tăng trưởng kinh tế năm 2023 có thể đạt mức 6,47%. Ở kịch bản 2, tăng trưởng có thể đạt tới 6,83%, với điều kiện tiếp tục cải cách nhanh, đạt mục tiêu tăng năng suất. Nhưng, kịch bản khả thi, theo CIEM, là 6,47%, xấp xỉ mức Quốc hội đã quyết định, do bối cảnh kinh tế thế giới năm 2023 không thực sự khả quan. TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nói ngắn gọn: “Phải rất, rất cố gắng mới có thể đạt chỉ tiêu tăng trưởng 6,5%”.
Củng cố cho nhận định này, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây đưa ra cảnh báo, 1/3 số lượng nền kinh tế trên thế giới có thể rơi vào suy thoái trong năm nay. Một khảo sát của Ernst & Young - 1 trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới - tiến hành cuối năm 2022, cũng cho thấy, 98% giám đốc điều hành (CEO) được hỏi đã cho rằng kinh tế năm 2023 sẽ suy giảm. Đáng nói hơn, 55