Bài giảng triệu lượt xem và bài học từ Bác - Ảnh 1.

PGS.TS Vũ Tình - Ảnh: THANH HIỆP

Video dài hơn hai giờ đồng hồ do PGS.TS Vũ Tình - nguyên phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - chia sẻ chuyên đề về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên kênh YouTube báo Tuổi Trẻ sau hơn hai năm đã có hơn 1,1 triệu lượt xem, và con số ấy vẫn tiếp tục tăng.

Trò chuyện với Tuổi Trẻ, PGS.TS VŨ TÌNH cho hay đó là buổi Thành Đoàn TP.HCM mời ông chia sẻ chuyên đề "Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" vào giữa năm 2020.


<iframe title="YouTube video player" style="max-width:100% !important;height:auto !important" src="https://www.youtube.com/embed/1HbjMoRnITA" width="560" height="314.60674157303373" frameborder="0" allowfullscreen="allowfullscreen" data-mce-fragment="1"></iframe>

Bài giảng triệu lượt xem và bài học từ Bác - Ảnh 2.
 
Bài giảng triệu lượt xem và bài học từ Bác - Ảnh 3.

* Thầy có bất ngờ trước con số lượt xem đến hàng triệu như thế khi mà vẫn có ý kiến rằng tuổi trẻ ngán và ngại tìm hiểu các vấn đề về lý luận?

- Tuổi trẻ có nhiều nhóm đối tượng, đa ngành nghề như công nhân, nông dân, lực lượng vũ trang, sinh viên học sinh… với chuyên môn khác nhau. Tôi làm việc nhiều với học sinh sinh viên, người sau đại học nên chủ yếu quan sát được nhóm đối tượng này. Tôi thấy các bạn ấy không hề thờ ơ những vấn đề lý luận chính trị xã hội.

Bài giảng triệu lượt xem và bài học từ Bác - Ảnh 4.

Quan điểm cho rằng các bạn trẻ thờ ơ với kiến thức lý luận là chưa hoàn toàn chính xác. Các bạn đã không học thì thôi, còn nếu học, tôi thấy đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu rất kỹ, tình cảm dành cho các vấn đề này càng ngày càng tăng. Chẳng hạn các môn học về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu sâu giúp chúng ta có trình độ lý luận, dễ phân biệt đúng sai, làm theo cái đúng lên án cái sai. Nhất là khi tiếp cận thông tin đa dạng, đa chiều hiện nay, chúng ta sẽ có năng lực sàng lọc, đánh giá, nhận ra đâu là thông tin xuyên tạc để bài xích và đấu tranh với nó.

Nói theo góc độ chuyên môn, lý luận không chỉ giúp con người giải thích hiện tượng, mà đó là công cụ định hướng, cải tạo xã hội.

* Thưa thầy, còn các bạn ngán ngại phải chăng vì cho rằng kiến thức khô khan và không dễ hiểu?

- Khô hay hay không phụ thuộc ở người truyền đạt. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Nội dung lý luận Mác - Lênin đề cập đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội và hầu hết các khoa học: tự nhiên, xã hội, nhân văn và cả khoa học dự báo, nên vấn đề là truyền đạt thế nào để toát lên giá trị của nó là trách nhiệm trước tiên người truyền đạt.

TP.HCM hiện có nhiều hội thi tìm hiểu các môn khoa học này.

Tôi đang làm giám khảo một cuộc thi kết thúc đúng ngày sinh nhật Bác 19-5-2023. Tôi rất ấn tượng trước sự hiểu biết, nắm kiến thức rất chắc của ba đội vào chung kết gồm Trường đại học Kiến trúc TP.HCM cùng hai trường đại học thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM là Khoa học tự nhiên và Công nghệ thông tin.

Nội dung của ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin là lượng kiến thức hết sức phong phú, sâu sắc, uyên thâm. Nếu không tìm hiểu, nói sao cũng được. Nhưng tìm hiểu sẽ thấy đam mê, từ chỗ thuần túy trí tuệ chuyển sang tình cảm, từ chỉ học bắt buộc sẽ chuyển thành tự giác.

Bài giảng triệu lượt xem và bài học từ Bác - Ảnh 5.
 
Bài giảng triệu lượt xem và bài học từ Bác - Ảnh 6.

* Các bạn trẻ có thể tìm thấy gì khi tìm hiểu di sản về tư tưởng Hồ Chí Minh, thưa thầy?

- Trước tiên phải nói đến vai trò người truyền đạt tư tưởng Hồ Chí Minh phải đảm bảo tính chân thực, khách quan. Đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh hay các lãnh tụ Đảng không cường điệu hóa nhưng cũng không tầm thường hóa, cần phản ánh trung thực. Bác là con người bình dị nhưng rất vĩ đại, gần gũi cuộc sống chúng ta, nhưng ở tầm vĩ nhân.

Bài giảng triệu lượt xem và bài học từ Bác - Ảnh 7.

Xuyên suốt cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội.

Nghe có vẻ chính trị nhưng thực ra Bác dùng những từ rất đời thường.

Đó là ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, quan hệ giữa người với người là hữu ái, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng đất nước, từng bước sánh vai với các cường quốc năm châu.

Xã hội mà quan hệ giữa người với người bình đẳng, cùng tiến lên là xã hội xã hội chủ nghĩa.

Có khi vì không hiểu bản chất, hoặc hiểu mà cố tình xuyên tạc, chứ một chế độ xã hội có quan hệ hữu ái, đời sống vật chất dồi dào, đời sống tinh thần phong phú thì ai không muốn?

Đang phát

 
 
 
<button _class="overlay-pause"></button><button _class="overlay-play"></button>
 
 
00:02:38
<button _class="TuoiTrePlayer-control TuoiTrePlayer-button volume-toggle"></button>
 
<button _class="TuoiTrePlayer-control TuoiTrePlayer-button full-screen-toggle"></button>
 

PGS.TS Vũ Tình nói về nội dung xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò của người truyền đạt - Video: THANH HIỆP

Bài giảng triệu lượt xem và bài học từ Bác - Ảnh 9.

* Nhiều năm làm giám khảo hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thầy đánh giá thế nào về thái độ, ứng xử của các bạn trẻ trước các nội dung này?

- Đúng là ban đầu sinh viên có hơi ngại và không thích lắm, có nhiều nguyên nhân. Năm đầu tiên đại học mà tiếp cận ngay với kiến thức này nên có cảm giác ngại, sợ vì để tiếp nhận cũng cần có lượng kiến thức và độ chín nhất định trong cuộc sống.

Lý luận là lĩnh vực trừu tượng, quá trình học dần được khắc phục, gỡ dần các mặc cảm ấy. Có thể từ đầu không đầu tư học tập, nghiên cứu, không thấy bản chất vấn đề sẽ thấy ngại và sợ. Song một khi đã học tập nghiêm túc, đầu tư đúng mức thì vấn đề ra khác hẳn.

Bài giảng triệu lượt xem và bài học từ Bác - Ảnh 10.

* Công nghệ phát triển cũng có thể xem là phương cách tốt, thêm công cụ cho việc truyền đạt, chia sẻ thông tin. Thầy đã tận dụng điều này thế nào?

- Công nghệ tận dụng được là rất hữu ích, giúp giải quyết rất nhiều vấn đề, đặc biệt hữu ích với người học. Bản thân tôi đã tận dụng điều này, nhất là xây dựng bài giảng online trong thời gian đại dịch, và cũng nhờ đó đã giúp mình biết thêm về kỹ năng công nghệ.

Tôi vừa cùng đồng nghiệp xây dựng hệ thống clip môn triết học cho Đại học Quốc gia TP.HCM trong hai năm qua, phối hợp cùng nhiều bộ phận thực hiện, nghiệm thu và góp ý nghiêm túc với gần 200 clip. Mỗi clip khoảng 7 - 10 phút theo mô hình lớp học đảo ngược, người học có thể học ở bất cứ đâu, với mong muốn mưa dầm thấm sâu, học từ từ mà tiếp thu hiệu quả.

Bài giảng triệu lượt xem và bài học từ Bác - Ảnh 12.