Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TPHCM Dương Vũ Thông phát biểu khai mạc, chào mừng các học viên

Các học viên chăm chú lắng nghe giảng viên Huỳnh Sang trình bày về nội dung nghiên cứu, học tập

(HNBO)- Sáng 20/5/2023, Hội Nhà Báo TP. Hồ Chí Minh trang trọng khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ  ngắn hạn về “Kỹ năng sản xuất chương trình podcast” tại phòng họp quốc tế của Hội, số 14 Alexandre de Rhodes Quận 1, TPHCM. Khóa học sẽ đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn, góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi số ở các cơ quan báo chí theo tinh thần Kế hoạch 156-KH/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương và Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Bộ Thông Tin và Truyền thông. Học viên là các phóng viên, cộng tác viên tại các cơ quan báo chí, bản tin, trang thông tin điện tử, người làm công tác truyền thông, tổ chức sự kiện ở các cơ quan, đơn vị, người đam mê có nhu cầu cải thiện, nâng cao kỹ năng đọc, dẫn chương trình và sản xuất chương trình podcast.

Được biết, hiện nay Audio podcast/video podcast là một dạng sản phẩm truyền thông phát triển mạnh mẽ trên các nền tảng công nghệ âm thanh, hình ảnh như: Apples podcast, Google podcast Spotify, Radio public, Soundio, youtube, facebook…và cả trình duyệt web (web browser) được các báo, đài rất quan tâm. Đây chính là cách truyền thông hiệu quả để lan tỏa nội dung thông tin, đáp ứng thị hiếu nghe nhìn của nhiều đối tượng, kiến tạo nên hệ sinh thái truyền thông đa dạng, hình thành và phát triển ngày càng nhiều các nhà sáng tạo nội dung (content creators), trong đó có các phóng viên báo đài.

Học trong 10 buổi và sẽ dành hơn 70% thời gian để thực hành. Mỗi tuần học 2 ngày Thứ bảy và Chủ nhật. Bế giảng ngày 04/6/2023. Sau bế giảng, Hội Nhà báo TP. HCM sẽ cấp Giấy Chứng nhận cho những học viên đạt yêu cầu hoàn thành khóa bồi dưỡng Kỹ năng sản xuất chương trình podcast”.

Chương trình học gồm: Khái quát về podcast, cài đặt phần mềm, định dạng file audio/video podcast (Overview of podcast show, set up software, convert audio mp3/video mp4); Kỹ năng biên tập trên các phần mềm ( Editing on the software); Tạo kho nhạc và tư duy sử dụng nhạc; tạo hiệu ứng và sử dụng âm thanh, tiếng động cho podcast (music store, think about using music, sound and noise, sound effect); Điều chỉnh chất giọng, kỹ năng đọc/dẫn/nói trên đa nền tảng (Correct pronunciation and voice; read-speak-host; voice style for genre); Kỹ năng biên tập kịch bản- chương trình (Script/podcast show editing skills); Phỏng vấn/trò chuyện trên đa nền tảng (MC-Host and the interview/talk show skills); Ghi âm, dàn dựng và sản xuất podcast show (Hosting-recording and mixing, podcast show production); Chuẩn bị dữ liệu tạo kênh trên podcast hosting (Data for creating a podcast channel); Tạo kênh podcast và phát hành trên đa nền tảng (Create a podcast channel to publish on platforms).

Nhà báo, giảng viên Huỳnh Sang trình bày với các học viên những yêu cầu trong nghiên cứu, học tập để đạt kết quả tốt

Toàn cảnh buổi khai giảng tại phòng họp quốc tế của Hội Nhà báo TPHCM