Về xây dựng tiềm lực kinh tế, khoa học và công nghệ, TPHCM phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ đáp ứng yêu cầu củng cố quốc phòng, an ninh.

Ngày 12-9, Ban Chỉ đạo khu vực phòng thủ TPHCM tổ chức hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị định 21/2019 của Chính phủ về khu vực phòng thủ trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2019-2023.

Đến dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM; Thiếu tướng Đặng Văn Lẫm, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân khu 7; Trần Kim Yến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM; Ngô Minh Châu, Phó Chủ tịch UBND TPHCM.

Trung tướng Nguyễn Văn Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TPHCM chủ trì hội nghị.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên dự và chỉ đạo hội nghị. Ảnh: VIỆT DŨNG ảnh 1

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên dự và chỉ đạo hội nghị. Ảnh: VIỆT DŨNG

TPHCM luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 về xây dựng khu vực phòng thủ.

Bộ Tư lệnh TPHCM, Công an TPHCM, Bộ đội Biên phòng TPHCM và các sở ngành đã làm tốt công tác tham mưu, xây dựng khu vực phòng thủ thành phố. Cùng với đó là sự nỗ lực rất lớn của các sở, ban, ngành, các địa phương, cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố trong xây dựng và hoạt động khu vực phòng thủ trên địa bàn.

Ban Chỉ đạo khu vực phòng thủ TPHCM đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị, Nghị định 21 của Chính phủ về khu vực phòng thủ, Chỉ thị 7 của Ban Bí thư (khoá XI), chỉ đạo của Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 7, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Thành ủy - UBND TPHCM về xây dựng, hoạt động của khu vực phòng thủ.

Lãnh đạo các quận huyện và TP Thủ Đức dự hội nghị. Ảnh: VIỆT DŨNG ảnh 2

Lãnh đạo các quận huyện và TP Thủ Đức dự hội nghị. Ảnh: VIỆT DŨNG

Các sở, ban, ngành đoàn thể, phát huy tốt vai trò tham mưu trong xây dựng và hoạt động khu vực phòng thủ, tiềm lực khu vực phòng thủ thành phố từng bước được tăng cường.

Cùng với đó, thế trận lòng dân được củng cố; thế trận quốc phòng toàn dân, gắn chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân, làm cơ sở giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng môi trường thuận lợi góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TPHCM.

Tại hội nghị, Thiếu tướng Lê Xuân Thế, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh TPHCM báo cáo kết quả xây dựng khu vực phòng thủ TPHCM, giai đoạn 2019-2023. Trong đó, công tác đảm bảo cho khu vực phòng thủ được đảm bảo về lực lượng và ngân sách hoạt động; xây dựng cấp ủy, chính quyền và tổ chức chính trị xã hội các cấp trong khu vực phòng thủ trong sạch, vững mạnh, tạo sức mạnh về chính trị, tinh thần, văn hóa, xã hội trong khu vực phòng thủ.

Thiếu tướng Lê Xuân Thế báo cáo kết quả. Ảnh: VIỆT DŨNG ảnh 3

Thiếu tướng Lê Xuân Thế báo cáo kết quả. Ảnh: VIỆT DŨNG

Cấp ủy các cấp thường xuyên chỉ đạo rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cụ thể hóa và thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng được quan tâm và đạt hiệu quả thiết thực.

Chính quyền, cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập chủ động rà soát các nội dung về quy chế dân chủ. Công tác cải cách hành chính được các cơ quan, đơn vị thường xuyên rà soát, cập nhật, bổ sung, rút ngắn thời gian thủ tục hành chính, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ công trực tuyến... Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra công vụ, công tác tiếp công dân; tập trung giải quyết các phản ánh, bức xúc của nhân dân.

Công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng trong khu vực phòng thủ được quan tâm và triển khai tích cực, có nhiều đổi mới, sáng tạo. Hệ thống chính trị các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, tăng cường công tác nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và giải quyết những vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo.

Ngoài ra, kết hợp giáo dục, đào tạo với công tác thông tin, tuyên truyền giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; ngăn chặn xâm nhập văn hóa độc hại, phòng, chống tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật... nhằm xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, nâng cao dân trí trong khu vực phòng thủ.

TPHCM phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ đáp ứng yêu cầu củng cố quốc phòng, an ninh. Ảnh: VIỆT DŨNG ảnh 4
TPHCM phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ đáp ứng yêu cầu củng cố quốc phòng, an ninh. Ảnh: VIỆT DŨNG

Về xây dựng tiềm lực kinh tế, khoa học và công nghệ, TPHCM phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ đáp ứng yêu cầu củng cố quốc phòng, an ninh.

Đồng thời, phát triển khoa học - công nghệ kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao trình độ năng lực khoa học - công nghệ của các lực lượng trong khu vực phòng thủ. Cùng với đó, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên gắn với quản lý, chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm trong khu vực phòng thủ.

TPHCM phát triển hệ thống y tế kết hợp quân, dân y, thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân trong khu vực phòng thủ. Ảnh: VIỆT DŨNG ảnh 5
TPHCM phát triển hệ thống y tế kết hợp quân, dân y, thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân trong khu vực phòng thủ. Ảnh: VIỆT DŨNG

TPHCM phát triển hệ thống y tế kết hợp quân, dân y, thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân trong khu vực phòng thủ. Hệ thống y tế TPHCM được củng cố và kiện toàn, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cơ bản đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nhiều dịch vụ kỹ thuật mới, chuyên sâu trong công tác khám chữa bệnh đã được áp dụng và triển khai hiệu quả. Công tác phòng dịch luôn được quan tâm chú trọng, sẵn sàng ứng phó ngăn chặn kịp thời các dịch bệnh.

Trong đó, toàn TPHCM có 128 bệnh viện (gồm 12 bệnh viện bộ, ngành; 32 bệnh viện cấp thành phố; 19 bệnh viện quận, huyện và 65 bệnh viện tư nhân); 22 Trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức và 310 trạm y tế phường xã, thị trấn; hơn 8.000 phòng khám tư nhân cùng mạng lưới cấp cứu ngoại viện gồm trung tâm cấp cứu 115 và 39 trạm cấp cứu vệ tinh.

MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp của TPHCM có nhiều nỗ lực trong thực hiện nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tổ chức nhiều hoạt động sáng tạo, đa dạng, phong phú hưởng ứng chủ trương xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên địa bàn thành phố.

Trong thời gian qua, công tác đối ngoại luôn được TPHCM quan tâm, chủ động, tích cực triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại và công tác đối ngoại với người Việt Nam ở nước ngoài; nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng, hợp tác quốc tế.

Trong đó, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp quan tâm và vận động các nguồn lực xã hội đồng hành cùng Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Bộ Tư lệnh TPHCM hỗ trợ các đơn vị bạn và nhân dân Campuchia phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh.

Cấp ủy Đảng các cấp đã thực hiện nhiều giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội chăm lo các gia đình chính sách, hộ nghèo, đoàn viên, hội viên hoàn cảnh khó khăn, người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19. Cùng với đó, chú trọng thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội của thành phố, địa phương và các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước.