Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) lên tiếng về vụ khởi tố tại Công ty CP Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina)

VRG luôn quan tâm cải tạo môi trường làm việc, đảm bảo an toàn trong sản xuất cho người lao động

Trước hết cần nói rõ rằng Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) không liên quan đến khởi tố vụ án tại Công ty cổ phần Công nghiệp cao su miền Nam (Casumina).

Ngày 29-5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố và bắt giam ông Phạm Hồng Phú, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp cao su miền Nam (Casumina) để điều tra hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Thông tin này được dư luận quan tâm nhiều.

Để rộng đường dư luận, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) đã trao đổi với báo chí, cho biết nhiều người đang hiểu lầm VRG có liên quan đến vụ án của Casumina. Thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Bởi lẽ Công ty cổ phần Công nghiệp cao su Miền Nam (Casumina) có cùng trụ sở tại 39-39B Bến Vân Đồn với Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) nên tạo ra sự hiểu lầm. Hơn nữa, cũng vì trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG), Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa và các đơn vị liên quan đến các sai phạm tại dự án khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4, TP.HCM.

Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) cho biết, khu đất này có nguồn từ Công ty S.I.I.V (thuộc Cộng hòa Pháp trực tiếp đầu tư, khai thác Đồn điền cao su Đồng Nai) được UBND TP.HCM trưng dụng giao cho Tổng cục Cao su (sau này là Tập đoàn cao su Việt Nam) trực tiếp quản lý, sử dụng để sản xuất kinh doanh theo Quyết định số 04 ngày 19-1-1976.

Sau khi tiếp nhận, Tổng cục Cao su giao cho Công ty cao su Đồng Nai và Bà Rịa quản lý và sử dụng. Năm 2009, hai công ty này đã góp vốn thành lập Công ty TNHH Phú Việt Tín để thực hiện dự án chung cư.

Sau đó, Phú Việt Tín không thực hiện dự án, và hai công ty cao su đã chuyển nhượng cổ phần tại đây cho nhà đầu tư khác.

Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam cũng cho biết thêm, đang tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng có liên quan trên tinh thần khách quan, cầu thị, nghiêm túc để yêu cầu các đơn vị và cá nhân có sai phạm liên quan khắc phục sai phạm. Đồng thời yêu cầu người lao động yên tâm làm việc và hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra trong năm 2024.

-----------------------------------------------------------

Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) Lê Thanh Hưng vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng về việc dư luận có sự hiểu lầm Công ty CP Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina) thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG). Thực tế hoàn toàn khác. Việc này gây ảnh hưởng đến thương hiệu và hình ảnh của VRG. 

VRG cho biết, tối 29-5, nhiều tờ báo đưa tin về việc Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghiệp Cao su miền Nam bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam không liên quan đến Casumina- Ảnh 1.

Mặt tiền của Công ty CP Công nghiệp Cao su miền Nam (Casumina) trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP HCM

Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam không liên quan đến Casumina- Ảnh 2.

Trụ sở của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) trên đường Hai Bà Trưng (quận 3, TP HCM)

Theo VRG cho biết, tuy có trùng tên "công nghiệp cao su" nhưng Casumina là là doanh nghiệp sản xuất săm lốp xe và là thành viên thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem, hiện nắm hơn 50% vốn điều lệ).

VRG cho biết dư luận đã có sự hiểu lầm Công ty CP Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina) thuộc VRG gây ảnh hưởng đến thương hiệu và hình ảnh của VRG.

Từ thực tế hiểu lầm này, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) đã gửi báo cáo đến Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo TP HCM và các cơ quan truyền thông quan tâm hỗ trợ thông tin khách quan, đầy đủ, chính xác để không ảnh hưởng đến thương hiệu và hình ảnh của VRG.

Được biết VRG hiện có 101 công ty con và 16 công ty liên kết, sản xuất kinh doanh 5 ngành nghề chính: trồng, chế biến, kinh doanh cao su; chế biến gỗ; sản phẩm công nghiệp cao su; đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) có 59 nhà máy và xưởng chế biến mủ cao su với tổng công suất thiết kế 636.400 tấn/năm. Ngoài diện tích cao su ở Việt Nam, VRG còn đầu tư trồng và chế biến cao su tại Lào và Campuchia với tổng diện tích gần 115.000 ha, đã và đang mang lại hiệu quả tốt.