PNO - Người dân đến viếng lăng, đặc biệt là những người lớn tuổi đều lưu giữ nhiều ký ức về nơi đây.

Sáng 17/9 (nhằm 1/8 âm lịch), lễ giỗ lần thứ 188 của Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt được tổ chức tại di tích lịch sử lăng Lê Văn Duyệt (Q. Bình Thạnh, TPHCM).
Sáng 17/9/2020 (nhằm 1/8 âm lịch), lễ giỗ Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt lần thứ 188 được tổ chức tại di tích lịch sử Lăng Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh, TPHCM).
Từ 7g-9g, các nghi thức tế lễ được thực hiện trong khuôn viên đền thờ chính, với sự tham gia của BQL lăng và nhiều khách mời, thân hữu.
Các nghi lễ diễn ra với sự tham gia của Ban quản lý lăng và nhiều khách mời, thân hữu.
Bà Dung (64 tuổi, Q. Gò Vấp) cho biết từ thuở nhỏ đã có thói quen đi viếng lăng. Bà nhớ lại: “Ngày trước, tôi là học sinh trường nữ trung học Lê Văn Duyệt. Thuở đó, cứ mỗi kỳ thi chúng tôi lại kéo nhau sang đây xin xăm, cầu nguyện để thi tốt. Qua nhiều sự đổi thay, nay đứng tại đây tôi vẫn bồi hồi, cảm thấy như mình trẻ lại như ngày nào”.
Bà Dung (64 tuổi, ở quận Gò Vấp) cho biết từ thuở nhỏ đã có thói quen đi viếng lăng: “Ngày trước, tôi là học sinh Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt. Thuở đó, cứ mỗi kỳ thi, chúng tôi lại kéo nhau sang đây xin xăm, cầu nguyện để thi tốt. Qua nhiều đổi thay, nay đứng tại đây tôi vẫn bồi hồi thấy mình trẻ lại như ngày nào”.
Bà Dung cho biết rất vui mừng khi đoạn đường từ cầu Bông đến ngã ba Phan Đăng Lưu đã được đổi tên thành Lê Văn Duyệt. Bà cũng mong muốn một ngày nào đó ngôi trường xưa sẽ trở lại với đúng tên gọi thuở trước. Đến viếng lăng nhân ngày giỗ, bà Dung cho biết còn hẹn một hội bạn ngày xưa ở trường nữ trung học Lê Văn Duyệt.
Bà Dung cho biết rất vui mừng khi đoạn đường từ Cầu Bông đến ngã ba Phan Đăng Lưu đã được đổi tên thành Lê Văn Duyệt. Bà cũng mong muốn một ngày nào đó, ngôi trường xưa sẽ trở lại với đúng tên gọi thuở trước. Đến viếng lăng nhân ngày giỗ Tả quân, bà Dung cho biết còn hẹn một hội bạn ngày xưa ở Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt.
Bà Quách Kim Nhiều (89 tuổi, Q. Bình Thạnh) cho biết bà vẫn giữ thói quen viếng lăng hằng năm để tưởng nhớ công ơn mở cỏi của Tả quân Lê Văn Duyệt. “Tôi đi viếng lăng từ ngày còn trẻ cho đến nay vì trọng sự cống hiến của Đức Tả quân dành cho người dân. Quang cảnh xung quanh thay đổi ít nhiều, nhưng cứ bước vào bên trong là cảm nhận rõ sự bình yên. Ngày trước, tôi thường đến đây để cầu khấn nhiều điều, nhưng nay chỉ mong có sức khoẻ để tiếp tục sống với con cháu”, bà nói. Bà nhớ lại ngày trước đoạn đường này khá vắng vẻ vào buổi tối nên mỗi đêm khi đi làm về đều phải đạp xe thật nhanh.
Bà Quách Kim Nhiều (89 tuổi, ở quận Bình Thạnh) kể rằng mình vẫn giữ thói quen viếng lăng hàng năm để tưởng nhớ công ơn mở cõi của Tả quân Lê Văn Duyệt. “Tôi đi viếng lăng từ ngày còn trẻ cho đến nay vì trọng sự cống hiến của Đức Tả quân dành cho người dân. Quang cảnh xung quanh thay đổi ít nhiều, nhưng bước vào bên trong là cảm nhận rõ sự bình yên. Ngày trước, tôi thường đến đây để cầu khấn nhiều điều, nhưng nay chỉ mong có sức khoẻ để tiếp tục sống với con cháu” - bà nói. 
Khung cảnh bình yên trong khuôn viên lăng dẫu bên ngoài là tiếng xe cộ khá ồn ào.
Khung cảnh bình yên trong khuôn viên lăng dẫu bên ngoài là tiếng xe cộ khá ồn ào.
Dấu vết thời gian vẫn còn hằn lên kiến trúc của lăng
Dấu vết thời gian còn được lưu giữ bằng kiến trúc của lăng
P
Nhiều ban tế lễ của các đình, miếu cũng đến tham gia lễ giỗ của Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt. Trong ảnh là ban tế lễ của đình Nguyễn Khắc Tuấn (huyện Cần Đước, tỉnh Long An).
Nhiều ban tế lễ của các đình, miếu cũng đến tham gia lễ giỗ của Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt. Trong ảnh là ban tế lễ của Đình Nguyễn Khắc Tuấn (huyện Cần Đước, tỉnh Long An).
Múa lân, một trong những nghi thức chào mừng quen thuộc trong văn hoá người Việt cũng được tổ chức ngay từ cổng ra vào của lăng, mặt đường Vũ Tùng.
Múa lân, một trong những nghi thức chào mừng quen thuộc trong văn hoá người Việt cũng được tổ chức ngay từ cổng ra vào của lăng, mặt đường Vũ Tùng.
 
Các em bé được cha mẹ, ông bà đưa đến lăng để theo dõi múa lân, ông Địa vui nhộn.
Sau các phần nghi thức tế lễ, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội trình diễn vở Ngũ châu sắc để phục vụ người dân đến tham dự lễ giỗ.
Sau các phần nghi thức tế lễ, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội trình diễn vở "Ngũ châu sắc'' phục vụ người dân đến tham dự lễ giỗ.
 
Vở diễn nói về 5 chị em gồm: Quỳnh Châu (nghệ sĩ Kiều Mi), Hắc Châu (NSƯT Thanh Trang), Thanh Châu (nghệ sĩ Mỹ Kim), Bạch Châu (Anh Thi), Xích Châu (nghệ sĩ Ngọc Giàu) phải trốn lên núi sinh sống vì cha mẹ bị gian thần giết hại. Họ nuôi ý chí để trả thù cho cha mẹ.
 
Vở diễn thu hút nhiều khán giả lớn tuổi theo dõi. Với họ, đây là một thói quen khi đi lễ giỗ, lễ cúng đình.
Những động tác biểu diễn chuyên nghiệp của NS ƯT Hữu Danh khiến khán giả thích thú.
Những động tác biểu diễn chuyên nghiệp của NSƯT Hữu Danh khiến khán giả thích thú.
 
NSƯT Linh Hiền trong phân cảnh Trương Sa gặp gỡ Bạch Châu
Do dịch bệnh nên năm nay, các nghệ sĩ ít có dịp biểu diễn. Vì thế, họ vui mừng khi được trở lại sân khấu, gặp gỡ khán giả.
Do dịch bệnh nên năm nay, các nghệ sĩ ít có dịp biểu diễn. Vì thế, họ vui mừng khi được trở lại sân khấu, gặp gỡ khán giả.
 
Nghệ sĩ Ngọc Giàu chuẩn bị phục trang trước khi lên sân khấu.
Nghệ sĩ Thanh Bình trang điểm gương mặt của tuyến nhân vật phản diện
Nghệ sĩ Thanh Bình tự hóa trang, thu hút sự chú ý của khán giả ở hậu trường. Nhiều người tỏ ra thích thú với công đoạn vẽ mặt nạ tuồng khá cầu kỳ này.

Tin, ảnh: Trung Sơn