LĐO - Một tuần 5 buổi, cụ Hồ Hương Nam dù đã 90 tuổi nhưng vẫn cần mẫn lên lớp dạy học miễn phí cho học sinh khuyết tật.

Lớp học tình thương khoảng 30m2 trong khuôn viên trường THCS An Dương (phường Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội) là nơi học tập của 18 học sinh đặc biệt có các hoàn cảnh khác nhau.
Học sinh trong lớp có nhiều độ tuổi, người lớn nhất đã 36 tuổi, người nhỏ nhất sắp tròn mười tuổi.
Cụ Hồ Hương Nam (quê gốc ở Thừa Thiên - Huế), là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Cụ từng tốt nghiệp lớp đào tạo sư phạm cấp tốc, sau đó được điều ra Hà Nội giảng dạy. Khi nghỉ hưu, bà được nhà trường bố trí cho làm công tác dân số.
Cụ Hồ Hương Nam (quê gốc ở Thừa Thiên - Huế), là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Cụ từng tốt nghiệp lớp đào tạo sư phạm cấp tốc, sau đó được điều ra Hà Nội giảng dạy. Khi nghỉ hưu, bà được nhà trường bố trí cho làm công tác dân số.
Từ đây, cụ đã gặp nhiều trường hợp trẻ em khuyết tật, gia đình khó khăn không có điều kiện cho con đi học. Bằng tình thương vô hạn, cụ quyết định mở lớp dạy chữ miễn phí cho những số phận thiệt thòi để giúp các em có hoàn cảnh khó khăn hòa nhập với cuộc sống.
Cụ Nam chia sẻ, việc dạy học là một điều thiêng, vô cùng quý giá. Dù gắn bó với công việc giảng dạy khá đặc thù và là cuộc hành trình lắm gian truân, nhưng cụ rất vui vì lớp học đã giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khó khăn trong suốt 22 năm.
Tính đến nay, cụ Nam đã dạy học cho gần 70 em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, nhiều em đã "ra trường” đi làm.
Cứ một tuần 5 buổi học, cụ Nam nắn từng nét chữ, đọc từng chữ O, viết từng chữ A, chỉ bảo cặn kẽ từng người học trò.
Ông Lưu Văn Ba (Trưởng Ban phụ huynh của lớp) cho biết, trước khi biết đến lớp học này, ở nhà, con của ông gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt vì bị liệt. Theo học lớp hơn 10 năm qua, giờ cháu đã biết đọc, biết viết, nhanh nhẹn. “Gia đình tôi rất biết ơn tình yêu và sự giúp đỡ của cụ dành cho các cháu“, ông Ba chia sẻ.
Ông Lưu Văn Ba (Trưởng Ban phụ huynh của lớp) cho biết, trước khi biết đến lớp học này, ở nhà, con của ông gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt vì bị liệt. Theo học lớp hơn 10 năm qua, giờ cháu đã biết đọc, biết viết, nhanh nhẹn. “Gia đình tôi rất biết ơn tình yêu và sự giúp đỡ của cụ dành cho các cháu“, ông Ba nói.
Trao đổi với Lao Động, ông Hoàng Xuân Sáng - Chủ tịch UBND phường Yên Phụ cho biết, không chỉ trên địa bàn phường Yên Phụ, mà các phường xung quanh như phường Nhật Tân, Phú Thượng, phường Xuân Đỉnh cũng gửi học sinh về lớp học này. Chương trình giảng dạy do bà Hồ Hương Nam tự tích lũy và soạn riêng cho từng học sinh. “Nhận thấy đây là một hoạt động tích cực cho cộng đồng, Chính quyền địa phương đã nhanh chóng bố trí lớp học tại trường Tiểu học An Dương. Sau này, khi trường phải sửa chữa, lớp học của bà Nam được bố trí sang trường THCS An Dương, dự kiến thời gian tới sẽ mở thêm 1 lớp nữa tại đây“, ông Sáng cho hay.
Trao đổi với Lao Động, ông Hoàng Xuân Sáng - Chủ tịch UBND phường Yên Phụ cho biết, không chỉ trên địa bàn phường Yên Phụ, mà các phường xung quanh như phường Nhật Tân, Phú Thượng, phường Xuân Đỉnh cũng gửi học sinh về lớp học này. Chương trình giảng dạy do bà Hồ Hương Nam tự tích lũy và soạn riêng cho từng học sinh.
“Nhận thấy đây là một hoạt động tích cực cho cộng đồng, chính quyền địa phương đã nhanh chóng bố trí lớp học tại trường Tiểu học An Dương. Sau này, khi trường phải sửa chữa, lớp học của bà Nam được bố trí sang trường THCS An Dương, dự kiến thời gian tới sẽ mở thêm 1 lớp nữa tại đây“, ông Sáng cho hay.