PNO - Những ngày đầu thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thông tuyến tỉnh, các bệnh viện tại TPHCM đông nghẹt người.

dfc

Luật Bảo hiểm y tế quy định từ ngày 1/1/2021, người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại các bệnh viện tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước sẽ được chi trả 100% quyền lợi của thẻ bảo hiểm khi điều trị nội trú. Trước thời điểm này, mức chi trả của bảo hiểm khi điều trị nội trú trái tuyến là 60% quyền lợi của thẻ bảo hiểm y tế.

Theo khảo sát của phóng viên Báo Phụ nữ TPHCM, tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định từ 6 giờ sáng đã đông nghẹt người đến lấy số thứ tự để chờ khám. 

 

 

cxcxcc
Bà Nguyễn Thị Hà (55 tuổi, nhà ở quận Bình Thạnh, TPHCM) cho biết dù thường xuyên khám ở đây nhưng hôm nay là lần đầu tiên thấy số người đông đến thế. Bà tới lúc 6 giờ sáng nhưng con số chờ khám bệnh lên tới 400.

 

c c
Bà Nguyễn Thị Hòa (51 tuổi, nhà ở quận Gò Vấp) trải lòng: "Những ngày này, các bệnh viện tuyến thành phố chấp nhận thanh toán bảo hiểm y tế cho người dân nên bệnh nhân như tôi rất mừng. Thẻ bảo hiểm y tế của tôi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện quận Bình Thạnh. Tuy nhiên, tôi cố gắng chờ đến hôm nay đi khám để được nhập viện mổ hội chứng ống cổ tay tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Mổ ở bệnh viện tuyến thành phố sẽ yên tâm hơn là ở bệnh viện tuyến quận. Trước đó, tôi không xin giấy chuyển tuyến từ Bệnh viện quận Bình Thạnh sang Bệnh viện Nhân dân Gia Định vì thủ tục nhiêu khê quá".

 

ccc
Trung bình số lượt bệnh nhân khám ngoại trú tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định khoảng 4.400 lượt/ngày. Số bệnh nhân nhập viện nội trú khoảng 800 người/ngày.

 

cxccc
Bà Nguyễn Thị Lan (45 tuổi, nhà ở Gò Vấp) đang chờ khám ở khoa Đông y, Bệnh viện Nhân dân Gia Định lo lắng khi cho rằng: việc thông tuyến tỉnh sẽ khiến những người đã đăng ký thẻ bảo hiểm y tế khám ban đầu tại các bệnh viện tuyến thành phố như Bệnh viện Nhân dân Gia Định trước đó sẽ bị ảnh hưởng. Bởi họ phải chờ đợi quá lâu do lượng người ở tỉnh lên khám trái tuyến. Trong khi đó, các bác sĩ lại phải làm việc quá sức, ảnh hưởng đến chất lượng khám bệnh.

 

ccc
Bác sĩ Hồ Văn Hân – Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết kể từ ngày 1/1/2021, bệnh viện đã cho xuất viện 1.006 bệnh nhân, trong đó có 47 người thuộc trường hợp trái tuyến đã được đảm bảo quyền lợi như đúng tuyến, theo quy định về thông tuyến của bảo hiểm y tế.

 

ccc
Tại Bệnh viện Ung Bướu TPHCM, nhiều bệnh nhân bị nhầm lẫn về quy định thông tuyến nên đã ngỡ ngàng khi không được thanh toán khi khám ngoại trú. Ông Nguyễn Văn Chàng, 65 tuổi, Phú Quốc (Kiên Giang) phân vân: "Sao tôi nghe nói từ 1/1/2021 đi khám không cần xin giấy chuyển tuyến? Do đó, tôi mạnh dạn đăng ký khám bảo hiểm y tế".

 

,,,
Bà Nguyễn Thị Mạnh 66 tuổi, nhà ở Tây Ninh (người bên trái ảnh) đã 8 năm tái khám sau mổ bướu cổ không dùng thẻ bảo hiểm y tế nay cũng bị hụt hẫng khi đăng ký khám bảo hiểm y tế. Bà buồn rầu nói: "Hóa ra, việc thông tuyến tỉnh chỉ áp dụng với trường hợp bệnh nhân có chỉ định nhập viện (điều trị nội trú).

 

,,,

Bác sĩ  Diệp Bảo Tuấn – Phó giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TPHCM cho biết: do lường trước sự gia tăng của bệnh nhân đến khám trái tuyến nên bệnh viện đã ban hành quy chuẩn về nhập viện nội trú để tránh trường hợp bác sĩ lạm dụng cho nhập viện dưới sức ép của bệnh nhân.

Bệnh nhân khi đăng ký khám qua website, qua tổng đài của bệnh viện đã được tư vấn thì nên xin giấy chuyển tuyến để tránh bị thiệt thòi. Vì nếu có nhập viện để được hưởng thông tuyến nội trú, bệnh nhân cũng phải qua khâu khám ngoại trú, thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.

 

,,,
Theo thống kê của Bệnh viện Ung Bướu TPHCM, trước thời điểm 1/1/2021, bệnh viện có khoảng 82% bệnh nhân có bảo hiểm y tế, trong đó 15% là điều trị trái tuyến.  

Hiếu Nguyễn