Hướng dẫn thành phần hồ sơ ứng cử ĐBQH khóa X, ĐB HĐND TP nhiệm kỳ 2021-2026, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Thị Hồng Thắm cho biết Hội đồng bầu cử Quốc gia đã hướng dẫn rất cụ thể tại Nghị quyết số 41/2021.
Phó Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Thị Hồng Thắm hướng dẫn thành phần hồ sơ ứng cử ĐBQH, ĐB HĐND TP
Thời hạn nhận hồ sơ ứng cử ĐBQH khóa XV và hồ sơ ứng cử ĐB HĐND TP nhiệm kỳ 2021-2026 là trong giờ hành chính các ngày trong tuần, bắt đầu từ ngày 22-2 và kết thúc vào 17 giờ ngày 14-3-2021.
Địa điểm tiếp nhận hồ sơ tại Ủy ban bầu cử ĐBQH khóa XV và HĐND TP HCM nhiệm kỳ 2021-2026, số 86B Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1 (Phòng số 3 - Lầu 1, Sở Nội vụ). Ủy ban bầu cử TP cử người trực để nhận hồ sơ ứng cử.
Bà Võ Thị Hồng Thắm đã lưu ý một số vấn đề cần phải chú ý trong đợt này. Cụ thể, file điện tử các mẫu hồ sơ ứng cử có thể tải về từ Trang thông tin điện tử của Hội đồng bầu cử quốc gia http://hoidongbaucu.quochoi.vn.
Người ứng cử thực hiện việc kê khai các nội dung đầy đủ, chính xác theo hướng dẫn trong các mẫu văn bản thuộc hồ sơ ứng cử ban hành kèm theo Nghị quyết số 41. Việc kê khai có thể thực hiện bằng cách viết tay hoặc đánh máy nhưng phải bảo đảm đúng theo các mẫu văn bản thuộc hồ sơ ứng cử do Hội đồng bầu cử quốc gia ban hành. Người ứng cử ký vào từng trang văn bản của hồ sơ ứng cử.
Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết kỳ này, trong lý lịch người ứng cử, tại phần Quốc tịch phải ghi rõ "Chỉ có 1 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam và không trong thời gian thực hiện thủ tục xin gia nhập quốc tịch quốc gia khác". Trường hợp đang có cả quốc tịch nước khác hoặc đang làm thủ tục xin gia nhập quốc tịch nước khác thì ghi rõ thông tin về các quốc tịch đang có hoặc đang xin gia nhập.
Ông Lý Ngọc Thạch, Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật Ủy ban MTTQ TP đã hướng dẫn Quy trình tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác để giới thiệu người để giới thiệu người ứng cử ĐBQH khóa XV, ĐB HĐND
Bước 1 là họp ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị để dự kiến người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình để giới thiệu ứng cử ĐBQH, ĐB HĐND.
Bước 2 là tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc. Hội nghị cử tri nơi công tác để lấy ý kiến đối với người ứng cử ĐBQH, ĐB HĐND (gồm người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) được tổ chức ở nơi người ứng cử đang công tác hoặc làm việc (nếu có). Trường hợp người ứng cử có nhiều nơi công tác hoặc nơi làm việc thì tổ chức lấy ý kiến của cử tri nơi người đó công tác hoặc làm việc thường xuyên.
Bước 3 là Họp Ban lãnh đạo mở rộng: căn cứ vào kết quả của hội nghị Ban lãnh đạo mở rộng, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình được lựa chọn, giới thiệu ứng cử ĐBQH, ĐB HĐND làm hồ sơ ứng cử theo Nghị quyết số 41.
Hồi tháng 11-2020, Quốc hội khóa XIV đã bãi nhiệm ĐBQH đối với ông Phạm Phú Quốc thuộc Đoàn ĐBQH TP HCM. Ông Phạm Phú Quốc bị bãi nhiệm tư cách ĐBQH là do có quốc tịch Cộng hòa Síp Theo Ủy ban Thường vụ QH, sự việc ông Phạm Phú Quốc xin nhập quốc tịch Cộng hòa Síp và đã có quốc tịch Cộng hoà Síp nhưng không báo cáo với cơ quan, tổ chức là không trung thực, vi phạm tiêu chuẩn ĐBQH theo quy định tại Điều 22 Luật Tổ chức QH. Sai phạm của ông Phạm Phú Quốc, theo nhận định của Ủy ban Thường vụ QH là nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu trong công luận và nhân dân, khiến uy tín của ông Phạm Phú Quốc bị giảm sút. Cử tri, nhân dân, thông qua Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam bày tỏ sự không tín nhiệm và đề nghị QH bãi nhiệm ĐBQH Phạm Phú Quốc. Trước đó, trong báo cáo giải trình gửi Ủy ban Thường vụ QH, ông Phạm Phú Quốc đã nhận thấy khuyết điểm, thiếu sót của bản thân làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức và tự nhận thấy bản thân không còn đủ tư cách của người ĐBQH không xứng đáng với sự tin tưởng của tổ chức. |