Tìm kiếm: lao động

Nhiệm kỳ 2021 - 2025: Đột phá hạ tầng giao thông, liên kết vùng

Hôm qua 22-7, Quốc hội đã nghe và thảo luận các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 với nhiều mục tiêu lớn được đặt ra cho 5 năm tới.

Đồ uống, sữa... bị 'quay đầu xe' do không phải là hàng thiết yếu

Đồ uống, sữa... không được xếp vào nhóm hàng hóa thiết yếu nên không được chuyển đến đại lý, trong khi có thời hạn sử dụng ngắn. Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, hàng hóa không được lưu thông sẽ hết hạn sử dụng, doanh nghiệp thiệt hại nặng.

Chủ tịch nước: 'Chúng tôi ngày đêm lo, lo nhất là tìm nguồn vắc xin COVID-19'

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết Đảng, Nhà nước, các cơ quan, nhất là các lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đang tập trung lo vắc xin, mọi cách tìm nguồn vắc xin COVID-19.

Chỉ còn 32 chợ hoạt động, TP.HCM đang tìm cách mở lại chợ cũ, mở thêm chợ mới

Để người dân có nhiều điểm mua sắm hàng thiết yếu, TP.HCM đang có giải pháp mở chợ mới bên chợ cũ, tìm những không gian thoáng thay vì phụ thuộc vào các chợ hiện hữu.

Chính phủ giữ nguyên cơ cấu 22 bộ, ngành

Sáng 22/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình Quốc hội cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, với đề nghị giữ ổn định các bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế.

Bốn cơ quan ngang Bộ cũng giữ ổn định, gồm: Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.

Chính phủ ban hành Nghị quyết phiên họp chuyên đề về phòng, chống dịch Covid-19

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20/7 phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch Covid-19.

Nghị quyết nêu rõ: Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là ở TP Hồ Chí Minh. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg (Chỉ thị 16) tại 19 tỉnh, thành phố phía nam nhằm sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

Khẩn: TP.HCM tạm dừng các trạm BOT trong thời gian giãn cách

UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi các Sở, doanh nghiệp thông báo về việc tạm dừng thu phí và miễn phí tại các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ để hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19.

TP.HCM sẵn sàng phương án khi có 60 nghìn người mắc Covid-19

Thành phố Hồ Chí Minh hiện mới có khoảng 30.000 giường điều trị cho các ca mắc COVID-19 và đang triển khai thêm nhiều khu tiếp nhận, điều trị F0, dự trù cho con số 60.000 ca nhiễm.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Người dân ở TP.HCM sẽ được tiêm vắc xin đợt 5 thế nào?

Những người được ưu tiên tiêm trong lần tiêm chủng đợt 5 bao gồm: những người mắc bệnh mãn tính, người có bệnh lý nền, người già trên 65 tuổi, người nghèo, người hưởng chính sách xã hội, đối tượng người lao động làm việc trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiện ích, công nhân, người nước ngoài đang làm việc tại TP.HCM.

Tỉnh An Giang hỗ trợ nhu yếu phẩm cho TPHCM với tổng trị giá gần 1 tỷ đồng

Sáng 18/7, ông Lê Hồng Quang - Bí thư tỉnh ủy An Giang cùng ông Nguyễn Tiếc Hùng - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang dẫn đầu đoàn công tác đến trao quà, chia sẻ khó khăn với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM. Tiếp đoàn có Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Hồ Hải và Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM Tô Thị Bích Châu.

TP.HCM tiêm cả 3 loại vắc xin AstraZeneca, Moderna và Pfizer trong đợt 5

Vắc xin tiêm trong đợt 5 là các loại vắc xin được cung ứng trong TP, theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. Vắc xin Astra Zeneca tiêm mũi 1 cho các đối tượng ưu tiên của đợt 5, tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 từ 8 - 12 tuần là vắc xin Moderna và vắc xin Pfizer.

Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ sớm hoàn thiện và trình Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025

Từ đầu năm 2021 đến nay, Bộ TTTT đã nhiều lần làm việc với Tổng biên tập các báo lớn nhằm định hướng tuyên truyền về công tác phòng chống dịch để thống nhất cách thức truyền thông hiệu quả, chính xác, không gây hoang mang dư luận về tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch. Bộ TTTT đã hỗ trợ, đặt hàng 86 cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 với tổng số tiền 58 tỷ đồng.