Không ít người lao động lợi dụng hình thức ủy quyền để mang sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) đi thế chấp, cầm cố, thậm chí “bán lúa non”. Ông Trần Dũng Hà, Phó Giám đốc BHXH TPHCM, cảnh báo việc mua bán, chuyển nhượng hoặc cầm cố, thế chấp sổ BHXH là các hành vi vi phạm pháp luật; tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiệt hại cho cả người bán lẫn người mua sổ.
_Theo quy định mới, các công ty không giữ sổ BHXH mà giao cho công nhân. Công nhân khi thiếu tiền đã cầm cố sổ tại tiệm cầm đồ. Tiệm cầm đồ sẽ trả trước số tiền cho công nhân (vì BHXH chưa tới hạn nhận tiền).
_Không ít người sau khi bán sổ BHXH đã “lật kèo” bằng cách làm đơn cớ mất, rồi xin cấp lại sổ BHXH (cấp lần 2). Trong trường hợp cả công nhân có sổ BHXH chính chủ (sổ vừa cấp lại), cả người được ủy quyền (sổ cấp lần đầu), thì cả hai đều có thể đi làm thủ tục hưởng chế độ “một cục”. Ai nhanh tay hơn thì được lãnh, người còn lại sẽ không được.
Sáng 1-7, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự An toàn giao thông (ATGT) 6 tháng đầu năm 2020.