Chưa kịp mừng khi sản xuất bước đầu hồi phục, thuế giá trị gia tăng các sản phẩm được giảm, những ngày gần đây, doanh nghiệp lại "đau đầu" khi giá xăng, dầu tăng cao, đẩy chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ tăng.
Thêm nhiều tín hiệu tích cực từ TP.HCM khi số lượng quận, huyện kiểm soát được dịch bệnh đang tăng lên, tạo đà mở cửa kinh tế theo kế hoạch chung của TP.HCM sau ngày 30.9.
Bộ KH-ĐT vừa hoàn tất dự thảo Nghị quyết về hỗ trợ doanh nghiệp (DN) trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Theo đề nghị của Bộ KH-ĐT, sẽ có khoảng 1 triệu lượt DN, khách hàng được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó với đại dịch; khoảng 160.000 DN được hưởng chính sách gia hạn nộp thuế, miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất...
Lúc 13h ngày 14-8, ngày đầu TP.HCM đồng loạt triển khai ứng dụng "di biến động dân cư" tại tất cả các chốt nội thành TP.HCM, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, tại nhiều chốt ở các tuyến đường trung tâm TP.HCM đã xảy ra tình trạng ùn ứ kéo dài nhiều kilômet do người dân mất thời gian khai thông tin "quá lâu".
Có nơi thiếu thực phẩm, bà con chen lấn đi siêu thị, than vãn kêu cứu trên mạng xã hội vài ngày không mua được rau. Có nơi chặn phạt người dân ra đường vì mua hàng thiết yếu, dân phản ứng gây bức xúc dư luận, mất uy tín bộ máy công quyền.
Có chỗ cấm shipper, chỗ lại khuyến khích dùng xe công nghệ để chở hàng. Chỗ chặn xe nông sản, chỗ lại bán đặc sản địa phương đạt doanh số kỷ lục ngay trong đỉnh dịch.
Cùng một bài toán, địa phương làm tốt, địa phương làm dở, rất cần học nhau.
Từ 1/8/2021, thuế suất trên phần tiền thưởng của tài xế xe công nghệ sẽ được điều chỉnh tăng từ 1% lên 1,5%.
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị giá tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây.
Sở GTVT được Chủ tịch thành phố giao chủ động làm việc, kiến nghị Bộ xem xét hạn chế hoặc tạm ngừng các hoạt động hàng không và đường sắt đi và đến TP.HCM.