Những năm qua, ngành y tế TPHCM luôn hướng đến một mục tiêu là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên trên thực tế, cơ sở vật chất của nhiều y tế cơ sở đã xuống cấp, khiến cho người dân không mặn mà giao phó sức khoẻ của mình cho y tế cơ sở.
Sáng 15/7, tại trụ sở Bộ Y tế, đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trao Quyết định của Bộ Chính trị chỉ định giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao Quyền Bộ trưởng Y tế đối với đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh. Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết việc thiếu thuốc tại các bệnh viện trên địa bàn không phải vì sợ đấu thầu. Để giải quyết, Trung tâm mua sắm tập trung có thể đi vào hoạt động ngay trong tháng này.
Sáng ngày 5/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã chủ trì phiên họp lần thứ 15 của Ban Chỉ đạo, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát tại nhiều nước. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới các địa phương.
Gần 10.000 nhân viên y tế nghỉ việc trong 18 tháng qua, tỷ lệ cao nhất ở TP HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Đà Nẵng.
Nói về vấn đề xã hội hóa ngành y tế, ông Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế - cho biết, đây là công việc rất quan trọng với ngành Y tế. "Lâu nay vấn đề xã hội hóa đối với y tế bị sai phạm rất nhiều, nên chúng tôi đang xây dựng nghị định liên doanh, liên kết xã hội hóa trong lĩnh vực y tế để trình sớm với Chính phủ" - ông Long thông tin.
Sáng 11/5, tại huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Tổ đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, đơn vị số 10 tiếp xúc cử tri 2 huyện Củ Chi và Hóc Môn theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến để thông báo về công tác chuẩn bị cho kỳ họp lần thứ 3, Quốc hội khóa XV. Buổi tiếp xúc được kết nối với điểm cầu Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Hóc Môn.
Dịch Covid-19 với biến thể mới có tốc độ lây lan nhanh, số ca mắc tăng cao nhưng tỉnh Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp chống dịch linh hoạt, hiệu quả. Nhờ đó toàn tỉnh vẫn giữ vững địa bàn an toàn, ổn định, phát triển trong trạng thái bình thường mới; hoàn thành toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh và trật tự xã hội... Đặc biệt tỉnh giữ vững đà tăng trưởng hai con số.
Thủ tướng yêu cầu tập trung kiểm soát rủi ro, các ca chuyển nặng và tử vong; tiếp tục tăng cường y tế dự phòng, y tế cơ sở; chủ động về thuốc; đề cao ý thức người dân; hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi trong tháng 4; đẩy nhanh việc cung ứng vắc xin, quyết tâm cao nhất để hoàn thành việc tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý 2/2022, bảo đảm an toàn cho trẻ em trong kỳ nghỉ hè và bước vào năm học mới.
Sáng 9/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo trực tuyến tới các địa phương cả nước.