“4 tháng liền, gia đình phải ở trong không gian chật hẹp, cho thấy điều kiện sống chưa đảm bảo, tác động rất lớn đến đời sống tinh thần và vật chất của người dân. Chúng ta đón những người ở các địa phương đến đây lao động, học tập, đóng góp cho TP nhưng ở góc độ nào đó, chúng ta chăm lo nhà ở và các chăm lo khác cho lực lượng này chưa được đầu tư đúng mức”, Chủ tịch UBND TPHCM bày tỏ và cho biết TP sẽ thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
Từ phản ánh của bạn đọc, PV Thanh Niên vào cuộc xác minh, điều tra và bóc trần manh mối về một đường dây tiêm vắc xin Covid-19 thu phí tại P.Thảo Điền (TP.Thủ Đức, TP.HCM).
Lãnh đạo nhiều bệnh viện sản, nhi tại TP.HCM kiến nghị sớm tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em, nhất là trong bối cảnh TP.HCM chuẩn bị cho học sinh đến trường vào tháng 1.2022
Thẻ căn cước công dân ngoài việc tích hợp các thông tin trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Công an cũng đang phối hợp với Bộ GTVT, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và một số đơn vị khác để tiếp tục tích hợp nhiều tiện ích liên quan.
Theo Bộ Y tế, khoảng 11 triệu người tiêm đã đủ 2 mũi vắc xin Covid-19, các lô vắc xin được khẩn trương phân bổ và chỉ được tiêm sau khi kiểm định và có giấy xuất xưởng.
Người lao động, chuyên gia có thể dùng xe hơi, xe máy tự đi lại liên tỉnh giữa TP.HCM với 4 tỉnh giáp ranh: Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Tây Ninh mỗi ngày với một số điều kiện cơ bản.
Theo Chỉ thị 18, người dân được quyền lưu thông và khi lưu thông trong TP phải đảm bảo theo quy định của Chỉ thị 18. Cụ thể, phải sử dụng mã QR khai báo di chuyển của ứng dụng VNEID và mã QR có thể hiện lịch sử tiêm vắc xin của ứng dụng Y tế HCM hoặc Sổ sức khỏe điện tử (đến khi ứng dụng PC-Covid chính thức đưa vào hoạt động); trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: là F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày; đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu.