Cùng với việc xử lý các trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng theo quy định, cần tính toán chuẩn bị để dịp Tết Nguyên đán không thiếu các nguồn hàng phục vụ người dân. Ngành y tế TP cần chuẩn bị sẵn sàng kịch bản ứng phó với cả tình huống dịch bệnh xảy ra...
Ngày 29-1, Đại hội XIII tiếp tục các nội dung về công tác nhân sự. Theo ghi nhận của phóng viên, các đại biểu bày tỏ sự ủng hộ về tinh thần đổi mới trong công tác cán bộ được nêu trong dự thảo văn kiện trình Đại hội.
Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, các địa phương, cơ quan, đơn vị, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, nhất là cấp quận, huyện, TP trực thuộc, phường, xã, thị trấn phải xác định công tác phòng chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu cùng với phát triển kinh tế - xã hội từ nay cho đến sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết Đại hội XIII xác định các mục tiêu cụ thể không chỉ trong nhiệm kỳ khóa XIII, mà hướng tới những dấu mốc phát triển quan trọng của đất nước ta trong những thập niên sắp tới
Sáng 26.1, phiên khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã diễn ra tại Hà Nội. Thanh Niên xin giới thiệu toàn văn báo cáo về các văn kiện trình Đại hội, do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày.
(Chinhphu.vn) - Sáng 26/1, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc trọng thể, bắt đầu chương trình làm việc chính thức.
Có thể nói những định hướng phát triển trong Dự thảo các văn kiện của Đại hội XIII là nền tảng cho các hy vọng về một Việt Nam thịnh vượng ấy. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng, đã có những chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM trước thềm xuân Tân Sửu về nội dung này.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM xác định mục tiêu tới năm 2045, TP.HCM sẽ trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của châu Á, phát triển bền vững, có chất lượng cuộc sống cao.
Mặc dù hứng chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thiên tai, bão lũ bất thường... nhưng tốc độ tăng GDP bình quân của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 đạt bình quân 5,9%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới.