Ý kiến của PGS Trần Đắc Phu được dư luận ủng hộ, vì rất có sức thuyết phục, có cơ sở khoa học.
Tiến sĩ Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho rằng để đối phó đợt bùng phát hiện nay cần bền bỉ duy trì các biện pháp y tế công cộng, giãn cách và vaccine.
Người tới Hà Nội không cần trình kết quả xét nghiệm âm tính nhưng COVID-19 vẫn được kiểm soát tốt, vậy các tỉnh có nên tiếp tục yêu cầu loại “giấy thông hành” này?
Theo Phó giáo sư Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 chỉ có thể chứng nhận một người có hoặc không nhiễm virus tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm. Nó không có giá trị lâu dài, cũng không đảm bảo người này không bị nhiễm trong tương lai.
Ý kiến của PGS Trần Đắc Phu được dư luận ủng hộ, vì rất có sức thuyết phục, có cơ sở khoa học.
Ngay sau khi UBND TPHCM có đề nghị về việc áp dụng thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có ý kiến đồng ý TPHCM áp dụng có dự lệnh Chỉ thị 16/CT-TTg.
Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế chủ động phối hợp, ưu tiên phân bổ vaccine sẽ về trong tháng 7 cho TPHCM, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức tiêm vaccine kịp thời, an toàn và hiệu quả.
Tổng thống Mỹ Joe Biden khuyến khích người dân Mỹ đi tiêm phòng COVID-19 nhằm bảo vệ bản thân khỏi biến thể Delta, khi nước này sắp cán mốc 160 triệu người tiêm phòng đầy đủ.
Gần 2 tuần trước, hình ảnh hàng nghìn người chen chân ở Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TP.HCM) đã gây lo lắng về nguy cơ lây nhiễm dịch. Gần đây, “biển người” có mặt tại chợ đầu mối Bình Điền chờ làm xét nghiệm tiếp tục làm dấy lên nỗi lo này.
Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 Vũ Đức Đam đề nghị kiểm soát chặt người ra vào TP HCM nhưng phải đảm bảo lưu thông hàng hoá.
Đại diện Bộ Y tế cho biết lô vaccine của Pfizer/BioNtech đầu tiên với khoảng hơn 90.000 liều sẽ về tới sân bay quốc tế Nội Bài vào sáng 7/7.