Tròn 110 năm kể từ ngày người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911 - 5-6-2021). Con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Người mở ra đã đưa nhân dân ta từ đói khổ, lầm than, từ thân phận người dân mất nước trở thành công dân của nước Việt Nam độc lập - tự do - hạnh phúc; đưa nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến, nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ngày càng giàu mạnh. Kiên định con đường cách mạng đã lựa chọn, toàn Đảng, toàn dân ta, với khát vọng phát triển đất nước mãnh liệt, quyết tâm xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ngày 4-6, Ban quản lý Khu chế xuất và công nghiệp TPHCM (Hepza) có công văn gửi UBND TPHCM đề nghị xem xét và có ý kiến với UBND tỉnh Đồng Nai để kịp thời có biện pháp hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang làm việc tại TPHCM.
Ngày 5.6.1911 tại Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn - Gia Định (nay là TP.Hồ Chí Minh), người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khi đó mới vừa tròn 21 tuổi đã lên chiếc tàu mang tên Amiral Latouche-Tréville bắt đầu cuộc hành trình đi ra thế giới tìm con đường mới để cứu nước, cứu dân.
Sáng 4.6, tại Bộ Y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã tiếp nhận 30 máy xét nghiệm Covid-19 qua hơi thở và vật tư y tế phục vụ cho 2 triệu mẫu test Covid-19, do Tập đoàn Vingroup trao tặng, với tổng giá trị hơn 460 tỉ đồng, tương đương 20 triệu USD.
Những người từ quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 (hai nơi đang giãn cách xã hội theo chỉ thị 16) khi đến Bà Rịa - Vũng Tàu, nếu thường trú ở địa phương khác sẽ được yêu cầu khai báo y tế và quay lại nơi cư trú, không cho vào tỉnh. Còn người dân thường trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ được đưa đi cách ly tập trung.
Những người đến từ TP.HCM nhưng không phải từ nơi có dịch, nếu không có hộ khẩu thường trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu hoặc là khách du lịch sẽ được yêu cầu quay lại nơi cư trú.
Nếu là người dân Bà Rịa - Vũng Tàu đang làm việc và học tập ở TP.HCM trở về địa phương sẽ được hướng dẫn tự cách ly tại nhà 14 ngày.
Theo thông tin từ Sở Công thương TP.HCM, hiện nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất trong ngành may mặc đã kích hoạt lại hoạt động sản xuất khẩu trang và tăng công suất nhằm đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch.
Sở Y tế TPHCM chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM và các cơ sở y tế địa phương tiến hành lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng toàn TPHCM; trong đó ưu tiên lấy mẫu xét nghiệm ngay tất cả cán bộ phục vụ tại điểm bầu cử có hội viên Hội thánh truyền giáo Phục Hưng đến bầu cử và tất cả công nhân, người lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao...
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu TPHCM cần rà soát lại vấn đề quản lý Nhà nước đối với các điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo, nhất là các điểm nhóm nhỏ thu hút người dân trình độ thấp, mang tính chất mê tín, cuồng tín, thiếu hiểu biết.
Theo Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, trọng điểm mà TPHCM đang rất quan tâm là các khu công nghiệp - khu chế xuất, bởi số lượng lao động công nhân lớn. Sau khi TPHCM đã đi kiểm tra một số cơ sở, doanh nghiệp, TPHCM đã lập một phương án diễn tập thử, đặt ra tình huống đối phó. Hiện TPHCM đang tập trung xử lý, trọng tâm triển khai gói hỗ trợ thứ hai trong tình hình dịch bệnh hiện nay.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Văn Nên cho biết, thời gian qua, TPHCM đã làm tốt công tác phòng chống dịch COVID-19, thế nhưng lại để bị "thủng lưới" từ một tình huống phạm luật đặc biệt nguy hiểm.