Báo cáo nhanh về tình hình thị trường TPHCM ngày 30-6 của Sở Công thương cho thấy, lượng hàng hóa từ các tỉnh về 2 chợ đầu mối Bình Điền và Thủ Đức đạt 5.155 tấn/ngày đêm (giảm 8,1% so với ngày 29-6), trong đó nhóm mặt hàng thịt gia súc, gia cầm đạt 266,5 tấn, riêng thịt heo cung đảm bảo cầu; nhóm hàng thủy hải sản đạt 266,5 tấn; nhóm rau củ quả và trái cây đạt hơn 4.294 tấn.
Sáng 27-6, Đoàn công tác của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch và điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương (phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một). Tại đây, Thủ tướng lưu ý: "Bệnh viện là “điểm cuối” chống dịch, vì vậy không để xảy ra lây nhiễm từ trong bệnh viện".
Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế với TP Hồ Chí Minh và 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng chúng ta đang đi đúng hướng, cơ bản vẫn kiểm soát được tình hình. Thời gian tới, dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn, nhưng chúng ta phải tiếp tục kiên trì thực hiện mục tiêu kép, với các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả và sự chủ động, sáng tạo của các địa phương.
Hệ thống khai báo y tế điện tử Thành phố Hồ Chí Minh được áp dụng thống nhất cho tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố để thay thế cho các hình thức khai báo thủ công bằng giấy. Đánh giá thử nghiệm ban đầu cho thấy, hệ thống đã phát huy hiệu quả, phát hiện được nhiều ca nghi nhiễm và truy vết được nhiều trường hợp mắc COVID-19 đã từng đến các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.
Lao vào thực tế suốt ngày đêm, nhà báo cảm nhận chính quyền và ngành y tế TP.HCM đã đổ ra biết bao nhiêu công sức, thời gian, tiền của để chống dịch với mục tiêu duy nhất là mang lại sự bình yên cho người dân, phát triển kinh tế, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới. Trong đó, phải kể đến lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch.