Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước (KTNN) là vấn đề căn cốt quy định bản chất chủ nghĩa xã hội (CNXH) của nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối, nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là điều không thể xuyên tạc, phủ nhận.
Mặc dù hứng chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thiên tai, bão lũ bất thường... nhưng tốc độ tăng GDP bình quân của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 đạt bình quân 5,9%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới.
(Thanhuytphcm.vn) – Sáng 28/12, Chính phủ đã khai mạc phiên họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương để triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Đến dự có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và các địa phương.
Hội nghị Chính phủ với các địa phương chính thức khai mạc sáng nay (28/12) với quy mô toàn quốc. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nhờ tăng trưởng dương trong bối cảnh Covid-19, quy mô nền kinh tế (GDP) của Việt Nam năm 2020 được IMF ước tính đạt trên 340 tỉ USD, vượt Singapore và Malaysia, đứng thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á.
LĐO - Từ năm 2021 khi Bộ luật Lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực, sẽ không còn lương tối thiểu ngành.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, kinh tế tháng 9 rất nhiều điểm sáng, nhất là “trụ đỡ” nông nghiệp, xuất siêu cao, giải ngân vốn tốt, và kiểm soát dịch bệnh để sản xuất an toàn.
LĐO - Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2020 đều đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.