Các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn TPHCM đã xây dựng, thể hiện Không gian văn hóa Hồ Chí Minh rất phong phú và đa dạng, góp phần lan tỏa, thấm sâu tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người đến mọi tầng lớp nhân dân.
Sáng ngày 20/10/2022 tại TP.HCM, Ban tổ chức Hội thi “Tiếng Hát người làm báo” chủ đề “Âm vang vọng cổ” tổ chức họp báo thông báo về thể lệ cuộc thi dành cho các thí sinh dự thi tại 20 Hội Nhà báo thuộc khu vực miền Đông và miền Tây Nam Bộ - Năm 2022.
Cũng như các đô thị lớn và hiện đại khác, không gian công cộng mang tính văn hóa là một phần quan trọng và không thể tách rời trong tổng thể đô thị TPHCM.
“Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là xây dựng, kiến tạo môi trường, động lực, điều kiện không gian về vật thể, phi vật thể trên cơ sở phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng TPHCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình”.
Nội dung lấy ý kiến cho chương trình hành động tập trung vào hoàn chỉnh quy hoạch không gian văn hóa Hồ Chí Minh về giá trị vật thể, bao gồm: các quảng trường, tượng đài, công viên văn hóa, thiết chế văn hóa, các kiến trúc văn hóa về Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Ngày 7/4, tại TP. Đà Lạt, Báo Nhân Dân phối hợp với Bộ Thông tin & Truyền thông và tỉnh Lâm Đồng tổ chức Tọa đàm “Chuyển đổi số để phát triển bền vững vùng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên”, trọng tâm là chuyển đổi số trong kinh tế nông nghiệp - phát triển nông thôn. Đây là chương trình nằm trong kế hoạch thông tin, tuyên truyền của Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo năm 2022 của Báo Nhân Dân phối hợp với Bộ Thông tin &Truyền thông.
Ngày 23-3, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo về Năm Du lịch quốc gia - Quảng Nam 2022 (Visit Viet Nam Year - Quang Nam 2022) với Chủ đề Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh.
Chúng ta vẫn quen nói Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh 300 năm, nhưng những nghiên cứu khảo cổ học gần đây cho thấy, Sài Gòn đã có lịch sử khoảng 3.000 năm, trải dài từ thời kỳ tiền sơ sử, thời kỳ văn hoá Óc Eo của Vương quốc Phù Lam, sau đó đến hậu Óc Eo khi bắt đầu có lưu dân người Việt và thời kỳ khởi lập và phát triển của một đô thị từ thế kỷ XVIII đến nay.
Tuy nhiên, việc quy hoạch và xây dựng ở thành phố này chưa lưu ý nhiều đến việc bảo tồn các loại hình di tích, di sản. Nhiều công trình di sản quan trọng, có giá trị lịch sử đã không còn nguyên vẹn, hư hỏng, hoặc bị phá bỏ.
Ngày 24-1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn công tác đã về thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh.
Để có thể biến văn hóa thành nguồn lực, khai thác di sản văn hóa như những tài nguyên, theo Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Vũ Minh Giang, giải pháp quan trọng đầu tiên phải là đổi mới tư duy nhận thức một cách cân bằng; trước hết là phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm văn hóa không chỉ là một lĩnh vực hoạt động, phải hiểu văn hóa là một nền tảng tinh thần của xã hội, là hồn cốt, khí chất của một dân tộc.