Năm học 2020 – 2021, TPHCM vẫn đảm bảo 100% con em sinh sống trên địa bàn (kể cả trường hợp không có hộ khẩu TP) đủ chỗ học. Cùng với đó sẽ tiếp tục thực hiện mức thu học phí bằng với mức thu của năm học 2019 – 2020. Đó là thông tin được Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo TP Lê Hồng Sơn báo cáo tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP khóa IX diễn ra ngày 9/7.
Phát biểu bế mạc Hội nghị Thành ủy lần thứ 42 vào ngày 8-7, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM nhấn mạnh những điểm vượt trội về kinh tế - xã hội của TPHCM trong thời gian qua. Thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế của TPHCM
Ông Nhân phát biểu:
_TP HCM giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế.
_TP HCM là địa phương thực hiện đô thị thông minh và số hóa thành phố.
_Các hạn chế: tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh, hợp tác vùng còn chậm, người lao động còn khó khăn.
_Điểm nghẽn lớn nhất là giao thông phát triển chậm.
_Tỷ lệ ngân sách để lại cho TPHCM thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
_Dịch vụ hạ tầng cũng còn hạn chế.
_Vấn đề ngập nước được cải thiện.
_Thi đua 200 ngày chào mừng Đại hội Đảng bộ các quận - huyện và Đại hội đại biểu TP lần thứ XI và đạt được nhiều kết quả quan trọng
(CLO) Từ ngày 1/7/2020, có 12 Luật Quốc hội Khóa XIV đã thông qua tại các Kỳ họp thứ 6, 7, 8 bắt đầu có hiệu lực.
Ngày 26/6, Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ tổng kết năm học 2019 – 2020. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Dũng cùng lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh Quảng Ngãi, TPHCM đã đến dự.
Bộ GD-ĐT sẽ căn cứ vào tình hình thực tiễn diễn biến của dịch Covid-19 để điều chỉnh thời điểm kết thúc năm học, có thể từ 1 đến 2, thậm chí là 3 tuần nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp và thời gian học sinh tạm nghỉ học tại địa phương kéo dài.