Thời gian qua, điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ra công chúng đã được cơ quan Nhà nước siết chặt. Đây là động thái nhằm giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, đặc biệt với nhà đầu tư cá nhân, nên lượng TPDN phát hành cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh lãi suất tiền gửi vẫn đang ở mức thấp, nhiều doanh nghiệp (DN) đã phát hành TPDN với lãi suất cao để hút vốn.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, ngay trong sáng nay 18-5, các bộ, ngành liên quan đã cho ý kiến, thống nhất đề xuất mua 31 triệu liều vắc xin Pfizer trong quý 2-2021 với giá khoảng 6,75 USD/liều.
Chiều nay (10.5), sau 6 ngày thẩm vấn, nghị án, TAND Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Trần Ngọc Ánh (Phó Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường) 13 năm tù về tội "Buôn lậu".
Theo ông Dương Hồng Nhân, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Sawaco, hệ thống mạng lưới cấp nước trong TPHCM có tổng chiều dài đường ống truyền dẫn và phân phối hơn 8.000 km và đang quản lý hơn 1.500.000 đồng hồ khách hàng. Mạng lưới phân phối được chia thành 10 địa bàn quản lý, mỗi địa bàn do một Công ty cổ phần cấp nước hoặc Xí nghiệp cấp nước quản lý vận hành để đảm bảo cung cấp nước sạch đến người dân.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), nhiệm kỳ 2020-2025 xác định, mục tiêu đảm bảo an toàn, an ninh cấp nước, hiện đại hóa công nghệ, hướng tới xây dựng hệ thống cấp nước thông minh được xem là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Để thực hiện mục tiêu trên, Ban Thường vụ Đảng ủy Sawaco đã chỉ đạo xây dựng chương trình cụ thể và triển khai đến các đơn vị thành viên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), tiến tới chuyển đổi số để đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục đến người dân.
Sáng nay 27-4, Trường Đại học Kinh tế TPHCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp tổ chức Hội thảo “Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam”.
Hội thảo nhằm tạo diễn đàn để các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, doanh nghiệp và các tổ chức cùng thảo luận về những chuyển động của nền kinh tế toàn cầu sẽ tác động như thế nào đến hệ thống tài chính toàn cầu; và Việt Nam cần có những chiến lược nào để thích ứng với những thay đổi đó.
Tuần qua, nhiều định chế tài chính lớn quốc tế đã đưa ra những nhận định tích cực đối với kinh tế Việt Nam. Trong báo cáo mới nhất, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn có thể đạt mức 6,5% năm 2021. Ngân hàng United Oversea Bank thì đưa ra dự báo tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt ở mức khá cao là 7,1%. Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC cũng dự báo Việt Nam đạt tăng trưởng năm 2021 là 6,6%
Hợp tác đầu tư, tiết kiệm tiền gửi... là những sản phẩm vừa được một số công ty chứng khoán áp dụng, nhưng bản chất đều là huy động vốn từ nhà đầu tư cá nhân