Chủ tịch UBND TPHCM NGUYỄN THÀNH PHONG: 30 ngày vừa qua có thể nói là khoảng thời gian rất khó khăn và gian nan mà TPHCM đã và đang phải trải qua; cả hệ thống chính trị, nhất là lực lượng tuyến đầu cùng toàn thể người dân TPHCM đang căng mình chống dịch, trong đó có sự hỗ trợ, chia sẻ rất lớn từ Chính phủ, Bộ Y tế, các cơ quan trung ương và địa phương trong cả nước.
Hiện nay, những nỗ lực của TPHCM đã có những tín hiệu tích cực sau hơn 2 tháng thực hiện giãn cách ở các cấp độ (trong đó có 1 tháng giãn cách theo Chỉ thị 16), được Chính phủ, Bộ Y tế đánh giá là đã đi đúng hướng và có hiệu quả. Dù vậy, biến thể Delta với tốc độ lây lan nhanh, mạnh, nguy hiểm đã làm dịch bệnh "thấm sâu" vào cộng đồng và tình hình dịch bệnh trên địa bàn TPHCM vẫn còn diễn biến rất phức tạp, có thể kéo dài.
Liên quan thông tin về một người Việt Nam bị hành hung và sát hại tại Nhật Bản, ngày 3/8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật Bản tiếp tục theo dõi, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng Nhật Bản để làm sáng tỏ vụ việc.
Ngày 3-8, ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM cho biết, sở này vừa ra mắt Cổng thông tin Covid-19 TPHCM tại địa chỉ https://covid19.hochiminhcity.gov.vn.
Đây là cổng thông tin tích hợp từ nhiều nguồn thông tin như các kênh thông tin của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Quốc gia, Bộ Y tế, Sở Y tế TPHCM, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) và các thông tin, dữ liệu, báo cáo từ nhiều cơ quan khác.
Trước đoàn làm việc của Trung ương, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, để kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 có thể mất hàng tháng, nên có thể TPHCM sẽ tiếp tục kéo dài giãn cách theo Chỉ thị 16 thêm 2 tuần nữa, sau ngày 1-8
Chiều tối 28-7, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM đã đến kiểm tra, thăm hỏi người dân đang điều trị Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 4 (khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) và khu cách ly tập trung tại Trường Tiểu học Tân Túc (huyện Bình Chánh). Sau đó, đồng chí đã có buổi làm việc với huyện Bình Chánh (TPHCM) về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Không chỉ bị cảnh “được mùa, mất giá”, giờ đây, nông sản ở miền Tây Nam bộ còn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến cảnh ế hàng, dội chợ diễn ra khắp nơi, giá cả rớt thê thảm. Để phòng chống dịch bệnh, hầu hết các tỉnh, thành đều tăng cường kiểm soát người, phương tiện ra vào tỉnh bằng những “hàng rào kỹ thuật” riêng, khiến chuỗi cung ứng, vận chuyển bị đứt gãy. Nếu dịch bệnh kéo dài, chẳng lẽ nông sản miền Tây mãi “giải cứu”?.
Ngày 19-7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã có thư gửi toàn thể người dân Thành phố, cho biết thời gian tới Thành phố sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để chống dịch.
Đồng thời ông kêu gọi người dân tiếp tục ủng hộ, tin tưởng, cảm thông, chia sẻ cùng Thành phố, thực hiện nghiêm quy định về giãn cách xã hội, đặc biệt là trong khu vực cách ly, phong tỏa; phát huy cao nhất tinh thần nghĩa tình, tương thân tương ái để cùng vượt qua đại dịch.
Số ca bệnh càng lúc càng tăng cao, vì nhiều lý do, thực phẩm trở nên khan hiếm và đang dần trở thành vấn đề cấp bách. Giải pháp nào cung ứng thực phẩm cho người dân trong tâm dịch TP.HCM?
Tổng Cục Quản lý thị trường cho biết, đây là hotline do 23 Cục Quản lý thị trường phụ trách để tiếp nhận, xử lý nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về giá, đặc biệt các hành vi lợi dụng dịch bệnh để gian lận thương mại, thu lời bất chính.