Trong khi cả hệ thống chính trị cùng toàn dân đã, đang ra sức nỗ lực chống dịch thì một số tổ chức, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tiếp tục lợi dụng đại dịch COVID – 19, sử dụng “truyền thông đen” để chống phá Việt Nam, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, tìm cách hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
“Hạnh phúc của người làm báo với tôi là tìm được cho mình góc nhìn mới giữa muôn vàn đề tài cũ; là gặp được nhân vật hay; lặng lẽ ngắm nhìn, cảm phục họ và lan tỏa những điều tốt đẹp thông qua bài viết”, đó là chia sẻ của nhà báo Điệp Quyên về hành trình hơn 14 năm theo nghề báo.
Sáng nay 26-7, liên quan tới Công văn số 5944/BYT-YDCT do Bộ Y tế ban hành về tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu trong đó có danh sách "12 loại thuốc đông y điều trị Covid-19", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã có Công văn 5967/BYT-YDCT thu hồi Công văn số 5944/BYT-YDCT do có một số nội dung chưa phù hợp.
Ban Tuyên giáo Trung ương vừa có văn bản đề nghị, Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý thông tin trên internet, nhất là các quy định đối với những tài khoản mạng xã hội.
Ngày 23/7, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản số 2746/BTTTT-CBC gửi các cơ quan chủ quản báo chí; các cơ quan báo chí về việc tăng cường kỷ luật truyền thông phòng, chống dịch COVID-19.
Những tin tức không có căn cứ về số lượng người mắc bệnh, số ca tử vong, nguồn lực y tế cạn kiệt cùng những lời đồn ác ý về khả năng “bung, toang” của một số địa phương... xuất hiện vô tội vạ trên mạng xã hội khiến tâm lý của một bộ phận người dân có phần hoang mang, lo lắng.
Chỉ trong vòng 30 phút, Công an phường Nguyễn Thái Bình, quận 1 đã phát hiện, bắt giữ 2 vụ tàng trữ ma túy khi các đối tượng lưu thông qua chốt kiểm soát dịch COVID-19.