Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều chương trình, bộ phim đang ghi hình phải tạm ngưng, trong khi các kế hoạch sản xuất mới không thể triển khai. Một số đơn vị thức thời triển khai hình thức mới, như là cứu cánh vào thời điểm này.
Không chỉ bị cảnh “được mùa, mất giá”, giờ đây, nông sản ở miền Tây Nam bộ còn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến cảnh ế hàng, dội chợ diễn ra khắp nơi, giá cả rớt thê thảm. Để phòng chống dịch bệnh, hầu hết các tỉnh, thành đều tăng cường kiểm soát người, phương tiện ra vào tỉnh bằng những “hàng rào kỹ thuật” riêng, khiến chuỗi cung ứng, vận chuyển bị đứt gãy. Nếu dịch bệnh kéo dài, chẳng lẽ nông sản miền Tây mãi “giải cứu”?.
Thực hiện yêu cầu của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong đưa ra ngày 25/7 về việc siết chặt chỉ thị 16 và người dân không được ra đường sau 18h, các siêu thị hôm nay đồng loạt điều chỉnh giờ hoạt động. Theo đó, tất cả hệ thống đều cho biết đóng cửa trước 17h hàng ngày.
“Hộ chiếu vaccine không chỉ hiểu là dành cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam mà phải dành cho toàn dân Việt Nam”, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Hà Nội), Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam phát biểu tại Quốc hội sáng nay, 25-7i. Theo ông, khi Việt Nam có được tỉ lệ người dân tiêm đủ 2 mũi vaccine cao thì sẽ có động lực để nền kinh tế có thể quay trở lại.
Mô hình chợ an toàn mới sẽ có khoảng 12 gian hàng, mỗi gian cách nhau tối thiểu 2 m và được thiết lập thêm các khu kiểm soát dịch.
Số chợ truyền thống tại TP.HCM liên tục bị đóng vì có ca nhiễm Covid-19 vào chợ ngày càng tăng. Tại Chỉ thị 12 của TP.HCM tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, giảm quy mô chợ còn 30% và hoạt động theo ngày chẵn - lẻ.
Việc thực hiện Chỉ thị 16, 16+ đã đạt một số kết quả nhất định, song còn một số hạn chế "cần khắc phục bằng được trong thời gian tới".
Thông tin từ Sở Công thương TP.HCM, trong ngày 22.7, có 2 chợ tạm ngưng hoạt động là chợ Nguyễn Tri Phương (Q.10) tạm ngưng trong 2 ngày 22 và 23.7 và chợ Trung Lập Hạ (huyện Củ Chi) vì lý do có ca nhiễm Covid-19 trong chợ.