Với quyết định tiếp tục thực hiện chỉ thị 16 đến 1-8 với các giải pháp mạnh hơn nữa, TP hy vọng sẽ kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh theo hướng phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của dịch; giữ vững, mở rộng vùng an toàn và kiểm soát sự lây lan vùng nguy cơ cao với mục tiêu hạ thấp số ca nhiễm mới và tập trung điều trị các bệnh nhân nặng, giảm tỉ lệ tử vong.
Sáng 23-7, AstraZeneca đã chuyển về TPHCM 1.228.500 liều vaccine Covid-19. Đây là lần giao vaccine thứ năm và cũng là lượng vaccine lớn nhất từ trước đến nay thuộc hợp đồng của Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam VNVC với AstraZeneca, dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế.
Số ca bệnh càng lúc càng tăng cao, vì nhiều lý do, thực phẩm trở nên khan hiếm và đang dần trở thành vấn đề cấp bách. Giải pháp nào cung ứng thực phẩm cho người dân trong tâm dịch TP.HCM?
Sáng nay 16-7, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến phòng chống dịch COVID-19 với 63 tỉnh, thành phố. Đại diện TP.HCM cho biết từ ngày 9 đến 15-7, sau một tuần thực hiện Chỉ thị 16, TP.HCM ghi nhận 9.451 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng được Bộ Y tế công bố và 142 ca tử vong.
Sáng nay, 15.7, Thường trực Chính phủ họp bàn trực tuyến với 27 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam từ Phú Yên đến Cà Mau về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Sau hơn hai tháng bùng phát, đợt dịch Covid-19 lần thứ tư 19 đã khiến 1,8 triệu lao động trên cả nước không có việc làm. Đợt dịch này đã xâm nhập vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, gây tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực lao động - việc làm.
Bảo quản chất lượng vaccine và vận chuyển vaccine nhanh nhất tới các điểm tiêm, bảo đảm "tiêm đến đâu an toàn đến đó" tại 19.000 điểm tiêm chủng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tiêm chủng là những điểm mới trong chiến dịch tiêm chủng cho khoảng 70% dân số Việt Nam, nhằm tạo ra miễn dịch cộng đồng trước đại dịch Covid-19.