Thực hiện giãn cách xã hội (GCXH) theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, TP Hồ Chí Minh sẽ tận dụng thời gian này để triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm kiểm soát dịch Covid-19. Thành phố đã xây dựng nhiều kế hoạch phù hợp diễn biến dịch bệnh, tăng cường lực lượng y tế, trang thiết bị để sẵn sàng bước vào "trận đánh" quyết định lần này…
Theo ghi nhận của Phóng viên Báo SGGP, sáng 9-7, tình hình giao thông tại các chốt kiểm soát ra vào TPHCM chỗ thông thoáng, chỗ ùn ứ. Người lưu thông qua lại đều chấp hành tốt quy định phòng chống dịch Covid-19, cũng như theo sự kiểm soát của lực lượng chức năng.
Sau khi Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh ban hành hướng dẫn thực hiện chi trả gói hỗ trợ an sinh cho người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19, một số quận trên địa bàn thành phố đã bắt đầu tổ chức chi trả hỗ trợ trên tinh thần khẩn trương và bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh.
Ngày 7-7, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng đã ký, ban hành công văn số 2268 gửi các sở, ngành chức năng, TP Thủ Đức và các quận, huyện về tiếp tục tăng cường các giải pháp thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid -19 và đảm bảo cung cầu hàng hoá lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TPHCM.
Trên địa bàn TPHCM hiện có hơn 2800 điểm bán các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, khẩu trang, nước rửa tay; trong đó có 111 chợ, 106 siêu thị, 2616 cửa hàng tiện lợi.
Quy mô bệnh viện dã chiến là 5.000 giường, với 800 nhân viên chuyên môn y tế và các nhân viên hỗ trợ làm công tác hậu cần, hành chính khác.
Theo quy định của Bộ Y tế, để được cách ly tại nhà, F1 phải ký cam kết tuân thủ 12 quy định "riêng" như ăn riêng, ngủ riêng, giặt riêng, đồ dùng riêng, xử lý rác thải riêng... Phải cách ly 28 ngày, tự đo thân nhiệt và phải được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ít nhất 5 lần kể từ khi bắt đầu cách ly.