Hoạt động kiểm tra đối với TikTok dự kiến vào tháng 5/2023, nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của nền tảng này trong quá trình hoạt động, kinh doanh tại Việt Nam.
Nguyễn Thị Bích Thủy (hay Bích Thủy TV) tự xưng là phóng viên để chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng sẽ được đưa ra xét xử tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo khoản 3, Điều 174 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt từ 7 - 15 năm tù.
Ban Bí thư ban hành Quy định số 101 về trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí. Quy định mới gồm 4 chương và 15 điều, thay cho Quy định số 75-QĐ/TW của Ban Bí thư được ban hành cách đây hơn 15 năm.
Ngày 4-3, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05), Công an TPHCM thông tin chỉ rõ nguyên nhân tại sao các đối tượng đòi nợ trên không gian mạng nắm rõ thông tin của con nợ, người thân, bạn bè, đồng nghiệp… của con nợ.
Ngày 26-2, trước tình trạng tràn lan quảng cáo sai sự thật về thực phẩm chức năng (TPCN), đặc biệt là việc giả danh, mượn hình ảnh nghệ sĩ, diễn viên và bác sĩ để quảng cáo, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo sai sự thật, quảng cáo chưa có thẩm định của cơ quan y tế, đồng thời có biện pháp mạnh với Facebook, Google, YouTube, yêu cầu họ thực hiện nghiêm túc pháp luật Việt Nam về quảng cáo.
Ngay sau khi ChatGPT được ra mắt vào cuối năm 2022, các nhà nghiên cứu đã phân tích nội dung loại chatbot này sẽ viết để trả lời những câu hỏi chứa nhiều thuyết âm mưu và thông tin sai sự thật. Dù được trình bày dưới dạng bài báo, tiểu luận hay kịch bản truyền hình thì kết quả mà ChatGPT đưa ra đều khiến các nhà nghiên cứu lo lắng đến mức phải lên tiếng một cách thẳng thắn.
Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra hình sự Quân khu 7 đã khởi tố vụ án thông tin sai sự thật qua việc phát tán clip cho rằng “Sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (gọi tắt là HUFLIT) đang học giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường Quân sự Quân khu 7 nhảy lầu tự tử do bị xâm hại".
Ngày 18-12, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã ra quyết định xử phạt với Tạp chí điện tử Thương hiệu và Công luận số tiền 57,5 triệu đồng. Tạp chí bị xử phạt hành chính do vi phạm đăng, phát thông tin sai sự thật và thực hiện không đúng tôn chỉ được cấp phép.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận - Giám đốc Công an TP Cần Thơ, thời gian qua nổi lên tình trạng các đối tượng sử dụng không gian mạng giả danh cơ quan báo chí để kêu gọi quyên góp tiền từ thiện, rao bán kit xét nghiệm COVID-19 để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thuốc thực phẩm chức năng được chào bán một cách công khai, liều lĩnh trên các nền tảng mạng xã hội đang là một vấn nạn nhức nhối, cần sự phối hợp vào cuộc của cơ quan chức năng để siết chặt và xử lý nghiêm.