Lúc 8 giờ 30 phút sáng nay 4.4, TAND tỉnh Khánh Hòa đã đưa vụ án sai phạm trong quản lý đất đai xảy ra tại Khánh Hòa ra xét xử công khai, có 2 bị cáo là cựu chủ tịch tỉnh.
Giá xăng dầu tăng từ những tác động khách quan của tình hình thế giới là điều bất đắc dĩ. Những ảnh hưởng, khó khăn từ việc tăng giá đó đến nền kinh tế là khó tránh khỏi. Nhưng để hạ nhiệt, giảm thiểu những tác động tiêu cực rất cần làm tốt hơn vai trò quản lý Nhà nước và sự tiên phong của những người đứng đầu.
Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định giao sở y tế, sở tài chính, cục quản lý thị trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố cần tăng cường thanh, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán không đúng giá niêm yết, kiểm tra các hành vi lợi dụng tình trạng khan hiếm trang thiết bị, kit test để đầu cơ, găm hàng...
Sáng 5/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì phiên họp thứ 13 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được truyền trực tuyến tới điểm cầu các bộ, ngành, địa phương trong cả nước.
Ngày 27-2, Viện KSND tỉnh Khánh Hòa ban hành cáo trạng truy tố, đề nghị TAND tỉnh đưa ra xét xử đối với 2 cựu chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa là ông Nguyễn Chiến Thắng (67 tuổi) và ông Lê Đức Vinh (57 tuổi) về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Ngày 21.2, giá xăng RON 95 đã vượt 26.000 đồng mỗi lít và là mức cao nhất từ năm 2005 trở lại đây. Giá xăng dầu vượt đỉnh, các chuyên gia cho rằng - sẽ tác động cả trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh tế toàn cầu, đặc biệt là những "cú sốc" tăng giá đã gây ra biết bao bất lợi mà các quốc gia đều phải có biện pháp đối phó.
Số ca mắc Covid-19 tại Quảng Ninh tăng cao khiến các mặt hàng thuốc, thiết bị y tế, kit test nhanh khan hiếm, loạn giá. Nhiều người dân tìm mua thuốc online để tự chữa tại nhà.