Sau trận mưa lũ lịch sử trong tháng 10.2020, nơi sinh sống của hàng trăm hộ dân tại tỉnh Quảng Trị đối diện với nguy hiểm khi những quả đồi xuất hiện các vết nứt lớn, có nguy cơ bị sạt lở bất cứ lúc nào.
Ngày 7.11, Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) cho biết qua tổng hợp từ các địa phương từ đầu năm đến ngày 6.11, thiên tai làm 275 người chết, 65 người mất tích, tổng thiệt hại kinh tế hơn 33.449 tỉ đồng.
Sáng 5/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế. Một nội dung nổi bật được các ĐBQH tập trung thảo luận suốt trong phiên thảo luận là vấn đề thiên tai ở miền Trung vừa qua, trong đó nhiều ý kiến cho rằng nạn phá rừng, quy hoạch làm thủy điện không bài bản là tác nhân quan trọng dẫn đến thiên tai ngày càng trầm trọng. Dù ngày 3 và 4/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương đã giải trình về vấn đề này nhưng sáng 5/11, tiếp tục nhiều ý kiến ĐBQH tranh luận về vấn đề này.
Trưa 2-11, đoàn công tác do đồng chí Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TPHCM dẫn đầu đã có buổi kiểm tra thực tế, tìm giải pháp khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng giông lốc tại Trường THPT Bình Phú (quận 6).
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cần phối hợp với Tổng cục Thủy sản và các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của bão số 10 tập trung kêu gọi tàu, thuyền tránh trú vào nơi an toàn hoặc không di chuyển vào vùng nguy hiểm, đồng thời sơ tán dân khỏi các lồng bè, chòi canh, những khu vực nguy hiểm trước khi bão ảnh hưởng tới đất liền.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo như vậy trong cuộc họp ngày 2/11 tại Hà Nội về ứng phó với bão số 10.
Biệt đội canô 0 đồng do anh Trần Đăng Vinh (30 tuổi, Đà Nẵng) thành lập đã hoạt động hết năng suất, cứu trợ nhiều bà con và đưa nhiều thực phẩm cứu trợ đến những vùng ngập khó tiếp cận.
Ngày 1-11, Trường THPT Bình Phú (trên đường Trần Văn Kiểu, phường 10, quận 6, TP.HCM) thông báo cho học sinh nghỉ trong hai ngày 2 và 3-11 để nhà trường khắc phục hậu quả do lốc xoáy gây ra.
“Trời cũng thương, vợ mình khi đó đứng ở cửa chính; nếu đứng ở bếp nấu ăn, cây ngã đập xuống thì hậu quả thật khó lường”, anh Phạm Văn Công (42 tuổi, quê Bình Định) kể lại.
TTO - Tối 31-10, cơn mưa lớn đã làm nhiều gốc cây bật gốc. Một cây đè sập 2 căn nhà dân tại đường Nguyễn Văn Luông, phường 10, quận 6, làm một người bị thương do điện giật.