Trên không gian mạng ở Việt Nam hiện nay, vấn đề vi phạm bản quyền đang tạo rào cản cho sự phát triển nội dung báo chí số. Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam, về vấn đề này.
Ngày 11-8, Báo SGGP phối hợp Công ty TNHH Đầu tư Tài chính Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (Fe Credit) bàn giao thư viện cho Trường THPT Ninh Thạnh Lợi (xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu). Đây là hoạt động nằm trong Chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường” do Báo SGGP thực hiện.
Khi tham gia vào sản xuất tin tức, trí tuệ nhân tạo khiến phong cách, quy tắc sử dụng từ ngữ đặc trưng của tòa soạn phần nào mất đi. Thay vào đó là phong cách ngôn ngữ của trí tuệ nhân tạo - thứ thay đổi từng ngày theo internet.
Mạng xã hội bùng nổ với nhiều thông tin đa chiều, tích cực có, tiêu cực có. Điều này đòi hỏi công tác tuyên truyền, lan tỏa thông tin tích cực, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng của cơ quan chức năng phải thật sự chủ động, linh hoạt và hiệu quả.
Các tác phẩm đoạt giải Báo chí TPHCM lần thứ 41 có nội dung phong phú, đa dạng. Nhiều loạt bài, tuyến bài, phóng sự ảnh có chất lượng tốt, có tầm nhìn chiến lược, khai thác có chiều sâu, tập trung phản ánh khách quan, chân thực, toàn diện về tình hình thành phố và cả nước.
Sáng 11-5, tại Trung tâm hội nghị triển lãm tỉnh Bình Dương, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ TT-TT, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai quy định của Ban Bí thư về báo chí xuất bản và xây dựng kế hoạch kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1925 – 21-6-2025) khu vực phía Nam.
Trong thời gian tới, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) sẽ có hàng loạt những động thái mới trong công tác xử lý vi phạm về dịch vụ viễn thông và hoạt động quảng cáo trực tuyến.