Số ca bệnh càng lúc càng tăng cao, vì nhiều lý do, thực phẩm trở nên khan hiếm và đang dần trở thành vấn đề cấp bách. Giải pháp nào cung ứng thực phẩm cho người dân trong tâm dịch TP.HCM?
Lái xe vận tải trong nội bộ 19 tỉnh phía Nam đang cách ly xã hội không cần giấy xét nghiệm âm tính với nCoV, theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19.
UBND P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM cho biết gần đây ghi nhận nhiều trường hợp xe ô tô dán bảng 'xe hướng về Sài Gòn', 'đoàn xe từ thiện', 'xe hội chữ thập đỏ'... để qua chốt kiểm soát vào TP.HCM, nhưng thực chất là để giao hàng 'chui'.
Sở Công thương TPHCM tổ chức Chương trình doanh nghiệp đồng hành cùng người dân thành phố, mời gọi doanh nghiệp nhiều lĩnh vực khác nhau cùng tham gia kết nối, hình thành chuỗi cung ứng bổ trợ, góp phần thực hiện giải pháp phân phối hàng hóa thực phẩm thiết yếu bình ổn đến người tiêu dùng.
Tổng Cục Quản lý thị trường cho biết, đây là hotline do 23 Cục Quản lý thị trường phụ trách để tiếp nhận, xử lý nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về giá, đặc biệt các hành vi lợi dụng dịch bệnh để gian lận thương mại, thu lời bất chính.
Nhiều tỉnh giãn cách, khó khăn trong vận chuyển, tiêu thụ khiến rau tại các nhà vườn bị ùn ứ, giá rớt thảm, thậm chí có người phải phá bỏ. Lượng rau củ quả tại Lâm Đồng hiện rất dồi dào nhưng không có thương lái thu mua. Thậm chí, nhiều nhà vườn phải cày bỏ những luống rau đã cất công chăm sóc nhiều tháng.
Rau củ quả và trứng gia cầm đang là những mặt hàng TP HCM thiếu nhiều nhất nên cần các doanh nghiệp ở miền Đông, Tây Nguyên hỗ trợ.
Sáng 17.7, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, qua phản ánh của người dân, lực lượng quản lý thị trường TP.HCM đã tiến hành kiểm tra, làm việc với 75/641 cửa hàng Bách hóa Xanh tại nhiều quận, huyện trên địa bàn TP.HCM.
“Cách chức và đề nghị cách chức những đồng chí không thực hiện đúng chỉ đạo phòng chống dịch, để tình hình chấp hành phải nghiêm hơn, toàn diện hơn nhất là ở những nơi lây nhiễm nguy cơ cao”, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.