Sáng 3-8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 và các vấn đề dư luận quan tâm. Đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM chủ trì tại điểm cầu Thành ủy. Đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM và đồng chí Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM chủ trì tại điểm cầu Trung tâm Báo chí TPHCM.
Đồng chí Phan Văn Mãi khẳng định, trong giai đoạn khó khăn này, TPHCM vẫn tập trung mọi nguồn lực, từ vận động xã hội, từ sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước, từ ngân sách và kể cả huy động các quỹ dự trữ của TPHCM để đảm bảo chăm lo cho người dân.
Nâng bậc lương công chức, mẫu hộ chiếu mới, quản lý thuế, lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước… là những lĩnh vực được quy định trong nhiều văn bản chính thức có hiệu lực từ tháng 8-2021.
Không chỉ bị cảnh “được mùa, mất giá”, giờ đây, nông sản ở miền Tây Nam bộ còn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến cảnh ế hàng, dội chợ diễn ra khắp nơi, giá cả rớt thê thảm. Để phòng chống dịch bệnh, hầu hết các tỉnh, thành đều tăng cường kiểm soát người, phương tiện ra vào tỉnh bằng những “hàng rào kỹ thuật” riêng, khiến chuỗi cung ứng, vận chuyển bị đứt gãy. Nếu dịch bệnh kéo dài, chẳng lẽ nông sản miền Tây mãi “giải cứu”?.
Hội nghị nhằm đánh giá tình hình dịch bệnh tại TP.HCM sau 15 ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong các phương án phòng chống dịch thời gian qua. Đồng thời, lãnh đạo TP.HCM sẽ có định hướng các kế hoạch, phương án phòng dịch trong thời gian tới...
Chính quyền và đoàn thể các cấp cần quan tâm và hình thành ngay hệ thống cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”. Bởi doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” là đồng nghĩa với việc “mỗi nhà máy/doanh nghiệp là một pháo đài tự phòng chống dịch” mà Chính phủ đã nêu, nhưng trong thực tiễn còn nhiều vấn đề hết sức cần sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền
HĐND TPHCM vừa thông qua gói hỗ trợ 886 tỷ đồng cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Vậy ai được hỗ trợ, thủ tục ra sao? Theo ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐTB-XH TPHCM, việc chi gói hỗ trợ sẽ được thực hiện khẩn cấp, không cần thủ tục, thực hiện nhanh chóng trong vòng 3 tuần, trong tháng 7-2021.
Mục tiêu nhằm hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động.
Ngày 30/6, trong chương trình “Đường dây trực tiếp” với người dân lần thứ 18, Tổng thống Nga V.Putin ngoài trả lời các thắc mắc của người dân liên quan cuộc sống hằng ngày, cũng tập trung đề cập các vấn đề quan trọng của đất nước và quan hệ quốc tế.
Ngày 1-7, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết 68 với 12 chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và tổng số tiền hỗ trợ khoảng 26.000 tỷ đồng.