Sáng 22/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình Quốc hội cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, với đề nghị giữ ổn định các bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế.
Bốn cơ quan ngang Bộ cũng giữ ổn định, gồm: Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.
Chiều 20/7, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV. Ngay sau khi được bầu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức.
Cây cao su được đưa vào Việt Nam đã hơn một thể kỷ do chủ đồn điền người Pháp trồng trên vùng đất Nam bộ, sau đó phát triển ra nhiều đồn điền thuộc vùng Duyên hải Miền Trung. Những năm đất nước khó khăn cây cao su được ví là cây kinh tế mũi nhọn, được Chính phủ giao cho Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam phát triển, trở thành Tập đoàn kinh tế hàng đầu của cả nước.
Theo Tập đoàn, cây cao su đã phát triển ở Việt Nam từ năm 1897, phát triển mạnh ở khu vực Đông Nam bộ, dần phát triển ra khu vực Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, Miền núi phía Bắc. Thực tiễn cho thấy, các doanh nghiệp cao su, nông dân trồng cao su tuy có khó khăn ở từng thời điểm nhưng cây cao su đã mang lại nguồn sống cho nhân dân lao động, tổng thể các doanh nghiệp trồng cao su của Tập đoàn hoạt động có hiệu quả, có tích lũy… đã đóng góp lớn lao vào công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Sau khi Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh ban hành hướng dẫn thực hiện chi trả gói hỗ trợ an sinh cho người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19, một số quận trên địa bàn thành phố đã bắt đầu tổ chức chi trả hỗ trợ trên tinh thần khẩn trương và bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh.
Nhiều doanh nghiệp (DN) đánh giá, Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; trong đó quy định, phải giảm từ 15% lao động thì được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) vào quỹ hưu trí và tử tuất là bất hợp lý. DN mong muốn bỏ điều kiện này để có thể tiếp cận chính sách hỗ trợ một cách thuận lợi và nhân văn.
Mục tiêu nhằm hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động.
Ngày 1-7, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết 68 với 12 chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và tổng số tiền hỗ trợ khoảng 26.000 tỷ đồng.
Luật Cư trú sửa đổi bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay. Theo Thông tư 55 của Bộ Công an, khi công dân đăng ký thường trú, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, tách hộ, xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, xóa đăng ký tạm trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ đã cấp.
Ngày 28/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 1012/QĐ-TTg kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công. Theo đó, Trưởng Ban Chỉ đạo là Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.