Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 trên cả nước, đã khiến ngành du lịch bị tê liệt, các lễ hội lớn phải hủy bỏ, dịch vụ ăn uống đóng cửa. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới tiêu thụ đồ uống, nhất là đồ uống có cồn.
Với quyết định tiếp tục thực hiện chỉ thị 16 đến 1-8 với các giải pháp mạnh hơn nữa, TP hy vọng sẽ kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh theo hướng phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của dịch; giữ vững, mở rộng vùng an toàn và kiểm soát sự lây lan vùng nguy cơ cao với mục tiêu hạ thấp số ca nhiễm mới và tập trung điều trị các bệnh nhân nặng, giảm tỉ lệ tử vong.
Để thực hiện bằng được mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân, hạn chế tối đa trường hợp tử vong, bảo vệ hệ thống y tế và khả năng điều trị, cứu chữa bệnh nhân, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo tăng cường một số biện pháp quyết tâm thực hiện chỉ thị 16 tại TP.HCM.
Mục tiêu tăng cường chỉ thị 16 nhằm phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của dịch; giữ vững, mở rộng vùng an toàn và kiểm soát sự lây lan vùng nguy cơ cao.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp ở Thành phố Hồ Chí Minh và lây lan khá nhanh ra một số địa phương khác, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 914/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 để thực hiện mục tiêu kép.
Nhiều doanh nghiệp (DN) đánh giá, Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; trong đó quy định, phải giảm từ 15% lao động thì được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) vào quỹ hưu trí và tử tuất là bất hợp lý. DN mong muốn bỏ điều kiện này để có thể tiếp cận chính sách hỗ trợ một cách thuận lợi và nhân văn.
Ngày 1/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6.