Mặc dù tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, giá cả nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển tăng cao, ảnh hưởng từ căng thẳng địa chính trị thế giới,... nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong quý I/2022 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng cao, ước đạt 88,6 tỷ USD, tăng 12,9% so cùng kỳ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 298/CĐ-TTg yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ bất thường tại khu vực miền Trung.
Hai năm qua, nền kinh tế đã phải gánh chịu các tác động nặng nề do dịch bệnh cũng như từ bất ổn địa chính trị của thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng được chứng kiến nhiều sự thay đổi, chuyển dịch mạnh mẽ ở cả thói quen tiêu dùng lẫn nền tảng kinh doanh của các doanh nghiệp.
Chiều 30/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2021 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022.
Các Chuyên gia kinh tế cho rằng, trước những lưu ý của Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế Việt Nam cần phải tiếp tục gia cố sức chống chịu trước cú sốc của bên ngoài; phải đặc biệt quan tâm đến thị trường trong nước bằng cách thúc đẩy sản xuất, đảm bảo nguồn cung, kiểm soát chặt chẽ thị trường...
Khẳng định Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) là đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị phía UAE ưu tiên cung ứng xăng dầu, khí đốt và các sản phẩm liên quan ngành hóa dầu cho Việt Nam.
Giá xăng dầu tăng từ những tác động khách quan của tình hình thế giới là điều bất đắc dĩ. Những ảnh hưởng, khó khăn từ việc tăng giá đó đến nền kinh tế là khó tránh khỏi. Nhưng để hạ nhiệt, giảm thiểu những tác động tiêu cực rất cần làm tốt hơn vai trò quản lý Nhà nước và sự tiên phong của những người đứng đầu.
Tính từ đầu năm đến nay, xăng E5RON95 đã tăng hơn 5.800 đồng/lít, xăng RON95 tăng gần 6.000 đồng/lít, dầu diesel tăng ở mức cao nhất là 7.000 đồng/lít, dầu hỏa tăng hơn 6.700 đồng/lít, dầu mazut tăng trên 4.600 đồng/kg.
Chiều ngày 3/3, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn. Tại họp báo, đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành đã trả lời nhiều câu hỏi mà báo chí quan tâm.
Theo Nghị định 95 của Chính phủ ngày 1/11/2021, giá xăng dầu được điều chỉnh vào các ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21 hàng tháng - tức là theo chu kỳ. Khoản 27, điều 1 của nghị định này ghi rõ: Trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp.