Ngày 16-10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCNMT) đã tiến hành phiên họp toàn thể để thẩm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ, ngân sách cho khoa học và công nghệ năm 2021 và dự kiến nhiệm vụ, ngân sách cho khoa học và công nghệ năm 2022; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 về điều chỉnh một số nội dung và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 38/2004/QH11…
Để tạo cú hích cho nền kinh tế, chính phủ Thái Lan đang tìm cách thu hút 1 triệu "công dân giàu có toàn cầu" đến định cư tại nước này trong 5 năm tới.
Trung Quốc bắt đầu xây dựng một dự án năng lượng tái tạo khổng lồ lớn gấp 4 lần đập Tam Hiệp.
Các đơn vị quân đội đã điều động 15 máy bay, 99 tàu, 1.004 xuồng máy và ca nô, 274 xe đặc chủng sẵn sàng tham gia ứng phó mưa bão số 8.
Sở Y tế Hà Nội không yêu cầu phải treo biển trước nhà người về từ TPHCM. Việc treo biển xuất phát từ “ý kiến tham mưu” với mục đích tăng cường giám sát cộng đồng. Sau khi xem xét, ngành y tế thành phố thấy nội dung không phù hợp nên kịp thời điều chỉnh.
Tối 13-10, trên cơ sở Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn tiêu chí đánh giá cấp độ dịch và các biện pháp chuyên môn y tế.
Ngày 13/10, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch Covid-19: Khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữa các địa phương”.
Chiều 12/10, gặp mặt Đoàn doanh nghiệp của Diễn đàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam và vinh danh các thương hiệu mạnh, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các doanh nhân, doanh nghiệp chủ động tham gia đóng góp vào quá trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới phát triển bền vững thời kỳ “hậu Covid”.
Lãnh đạo TP.Hà Nội lý giải, việc gắn biển trước nhà người bay về từ TP.HCM không phải là biện pháp để siết chặt về quản lý, mà để theo dõi sức khoẻ người dân.
Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn các tiêu chí, phương pháp đánh giá và xác định cấp độ dịch, căn cứ tình hình để UBND cấp tỉnh, thành quyết định chuyển đổi cấp độ dịch, thông báo trước tối thiểu 48 giờ. Việc xác định cấp độ dịch sẽ được đánh giá ở phạm vi nhỏ nhất (dưới cấp xã), nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả. Trên cơ sở phân loại 4 cấp độ nguy cơ (4 vùng tương ứng xanh, vàng, cam, đỏ), sẽ áp dụng biện pháp hành chính để quản lý.