Sau một tuần UBND TP.HCM cho phép dịch vụ ăn uống mở cửa trở lại theo hình thức bán mang đi. Thế nhưng, nhiều cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ và ngay cả các “ông lớn” trong ngành dịch vụ ăn uống vẫn “án binh bất động”.
Sở Y tế đề nghị các đơn vị khắc phục các hạn chế. Cụ thể, tại các đơn vị tiêm chủng, lãnh đạo các cơ sở y tế nhắc nhở các đội tiêm được phân công, hỗ trợ tiêm vắc xin Covid-19 không được từ chối tiêm mũi 2 cho người dân nếu mũi 1 đã tiêm ở địa phương khác.
Lực lượng y tế của chúng ta, không chỉ ở các điểm nóng mà khắp cả nước đều đang gồng mình chiến đấu, giành lại sự sống cho người nhiễm dịch.
Trên sóng VTV1, những thước phim phóng sự có tựa đề “Ranh giới” khiến nhiều người chảy nước mắt và thật sự nghẹn lòng trước biết bao cảnh cứu người kiên trì, bền bỉ của các thầy thuốc. Đội ngũ y tế tại những điểm nóng đang bị quá tải trầm trọng.
Lãnh đạo Hà Nội đã bật mí về khả năng sẽ nới lỏng giãn cách từ ngày 15/9 nếu mức độ lây lan được kiểm soát tốt như những ngày qua. Còn TP.HCM sẽ nới lỏng sau 2 tuần sau ngày 15/9 - thời hạn được Chính phủ “giao” kiểm soát được dịch bệnh.
Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên giải thích: “Đối chiếu với các tiêu chí của Bộ Y tế đưa ra, căn cứ vào tình hình của TP thì có nhiều nơi chưa đạt được”.
Hà Nội và TP.HCM đang đóng góp tới 45% GDP cả nước và đã đóng cửa nghiêm theo chỉ thị 16 gần 2-3 tháng. Đòi hỏi về mở cửa cho sinh kế và sản xuất, kinh doanh đã đến lúc cấp bách hơn bao giờ hết.
Chiều 13.9, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi và nhiều lãnh đạo ban ngành TP đã cung cấp nhiều thông tin về tình hình dịch Covid-19 tại TP trong thời gian vừa qua. Đồng thời, đề ra phương hướng TP sẽ thực hiện sau 15.9.
Theo ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, từ 16.9 các shipper được hoạt động liên quận với điều kiện phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19.
TP.HCM tính toán “lách qua khe cửa rất hẹp” để mở cửa kinh tế trên tinh thần “chậm mà chắc, mở tới đâu an toàn tới đó”, với 2 mục tiêu then chốt: thích nghi an toàn với môi trường có dịch bệnh và phục hồi sức sống của doanh nghiệp, đảm bảo sinh kế của người dân.
Bộ Y tế dự kiến sẽ có khoảng 103,4 triệu liều vắc xin Covid-19 về Việt Nam từ nay đến hết năm. Bộ tiếp tục đàm phán với các đơn vị để cung ứng vắc xin Covid-19 cho Việt Nam trong năm 2022 theo nguyên tắc đảm bảo tiêm đủ cho toàn bộ dân số từ 5 tuổi trở lên và thực hiện việc tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).