Tròn 110 năm kể từ ngày người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911 - 5-6-2021). Con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Người mở ra đã đưa nhân dân ta từ đói khổ, lầm than, từ thân phận người dân mất nước trở thành công dân của nước Việt Nam độc lập - tự do - hạnh phúc; đưa nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến, nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ngày càng giàu mạnh. Kiên định con đường cách mạng đã lựa chọn, toàn Đảng, toàn dân ta, với khát vọng phát triển đất nước mãnh liệt, quyết tâm xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Chiều 4-6, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám mục Chính tòa Tổng Giáo phận Huế, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam cho biết, vừa có thư kêu gọi tinh thần liên đới và tương thân để phòng, chống đại dịch Covid-19 gửi cộng đồng dân chúa Việt Nam.
Ngày 5.6.1911 tại Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn - Gia Định (nay là TP.Hồ Chí Minh), người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khi đó mới vừa tròn 21 tuổi đã lên chiếc tàu mang tên Amiral Latouche-Tréville bắt đầu cuộc hành trình đi ra thế giới tìm con đường mới để cứu nước, cứu dân.
“Tôi mong muốn bằng nghề nghiệp của mình sẽ đóng góp một chút cho cuộc chiến chống dịch, tôi nghĩ ai cũng cố gắng hơn một chút, làm việc nhiều hơn một chút, có như vậy chúng ta mới thành công trong cuộc chiến lớn này” - nhà báo Phạm Quang Vinh, Báo Đại Đoàn Kết chia sẻ trong cuộc trò chuyện.
Nhằm chia sẻ khó khăn với đội ngũ người làm báo tại tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, ngày 27/5, đoàn công tác của Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức ủng hộ tiền, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.