Chia sẻ này được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu khi phát biểu khai mạc hội nghị trực tuyến làm việc cùng các doanh nghiệp, hiệp hội sáng 8/8.
Thủ tướng yêu cầu tập trung cao nhất, đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung ngay các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa phù hợp với thực tiễn, đang gây khó khăn, cản trở các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ thấu hiểu và rất cảm thông với những khó khăn chồng chất của các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.
Chia sẻ này được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu khi phát biểu khai mạc hội nghị trực tuyến làm việc cùng các doanh nghiệp, hiệp hội sáng 8/8.
Cuối giờ chiều 6-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã có cuộc họp khẩn dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.
Thường trực Chính phủ và các cơ quan cơ bản nhất trí với các giải pháp miễn, giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Việc này được thực hiện theo quy trình rút gọn.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; căn cứ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 9/12/2020; theo đề nghị của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội, ngày 24/7/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký, ban hành Nghị định số 75/2021/NĐ-CP, quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Quốc hội đề nghị Chính phủ tính toán, cân đối ngân sách để đề xuất phương án tăng lương từ tháng 7/2022, trong đó tăng lương hưu với lộ trình, bước đi phù hợp.
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết kế hoạch tài chính và vay trả nợ 5 năm (2021-2025) vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 28/7, với 100% đại biểu tán thành.
Với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội chính thức phê chuẩn đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm đối với bốn Thẩm phán.
Tái đắc cử Chủ tịch nước vào sáng 26/7, ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ lần thứ tư trước Quốc hội và nhắc đến "sức mạnh Diên Hồng" trong đoàn kết và kiểm soát đại dịch.
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân là cán bộ trưởng thành từ địa phương, đã thể hiện được năng lực qua nhiều vị trí công tác.
Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép Chính phủ áp dụng những biện pháp chống dịch như trong điều kiện ban bố tình trạng khẩn cấp (vì nếu ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ có những tác động bất lợi đến kinh tế, an ninh trật tự...), các biện pháp khác với quy định của luật hoặc chưa được luật hiện hành quy định trong những trường hợp cần thiết để sớm ngăn chặn, kiểm soát được dịch bệnh, đưa đất nước, cuộc sống của người dân trở về trạng thái “bình thường mới”.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu các nhân sự mới được bầu, phê chuẩn cần sớm bắt tay xây dựng các đề án, chương trình đã được giao nhiệm vụ. Phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, bản lĩnh, nói thẳng, nói thật để bảo vệ chân lý, vì lợi ích tối thượng của quốc gia, dân tộc.
Chiều 20/7, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV. Ngay sau khi được bầu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức.